Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tạng Luật (Vinayapiṭaka)
Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhanga)
Tập 1
Chương 5. Chương Mười ba pháp (Terasakaṇḍaṃ)
9. Điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ chín: Cáo tội pārājika từ nguyên nhân nhỏ nhặt
Mục Lục
[566] Câu chuyện về các tỳ-khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Sự
quy định điều học
[567] Giải nghĩa từ ngữ của điều học
[572] Các trường hợp phạm tội
[591] Các trường hợp không phạm tội
Nội Dung
[566] Câu chuyện về các tỳ-khưu
nhóm Mettiya và Bhummajaka. Sự quy định điều học
[566] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka trong lúc đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa đã nhìn thấy con dê đực đang tình tự với con dê cái, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy:
- Này các đại đức, giờ chúng ta đặt tên con dê đực này là Dabba
Mallaputta và đặt tên con dê cái này là tỳ khưu ni Mettiyā, rồi chúng ta sẽ
phát biểu như vầy: “Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba
Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự
với tỳ khưu ni Mettiyā.” Các vị ấy đã đặt tên con dê đực ấy là Dabba Mallaputta
và đã đặt tên con dê cái ấy là tỳ khưu ni Mettiyā. Các vị ấy đã kể lại cho các
tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do
đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu
ni Mettiyā.
Các tỳ khưu đã nói như vầy:
- Này các đại đức, chớ có nói như thế. Đại đức Dabba Mallaputta sẽ
không làm như thế.
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ
khưu lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:
- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều
các tỳ khưu này vừa nói không?
- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.
Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn ...(như trên)...
Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:
- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều
các tỳ khưu này vừa nói không?
- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.
- Này Dabba, các vị (dòng dõi) Dabba không phủ nhận như thế. Nếu
ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu ngươi không làm, hãy nói: “Không làm.”
- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình
là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.
Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, như vậy thì các ngươi hãy tra hỏi các tỳ khưu
này.
Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú
xá.
Sau đó, các tỳ khưu ấy đã tra hỏi các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và
Bhummajaka. Trong khi bị tra hỏi bởi các tỳ khưu ấy, các vị ấy đã kể lại sự việc
ấy cho các tỳ khưu.
- Này các đại đức, có phải các vị nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó
thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba
Mallaputta về tội pārājika?
- Này các đại đức, đúng vậy.
Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê
phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka lại nắm lấy sự kiện
nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức
Dabba Mallaputta về tội pārājika?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt
nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba
Mallaputta về tội pārājika, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại nắm lấy sự kiện nhỏ
nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba
Mallaputta về tội pārājika vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại
niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các
ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào xấu xa, sân hận, bất
bình vị tỳ khưu (khác) rồi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh
tụng có quan hệ khác biệt và bôi nhọ về tội pārājika (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta
có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hay
không được hỏi, và cuộc tranh tụng ấy là có quan hệ khác biệt hẳn, sự kiện nhỏ
nhặt nào đó đã được nắm lấy, và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm
tội saṅghādisesa (tăng tàng).”
[567] Giải nghĩa từ ngữ của điều
học
[567] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.
Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa
mãn, có tâm giận dữ, sanh khởi lòng cay cú.
Bất bình: là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do
sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.
[568] Thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt: hoặc là có
quan hệ khác biệt về tội hoặc là có quan hệ khác biệt về tranh tụng.
[569] Thế nào là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt
(aññabhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi
là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối
với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến
nhiệm vụ. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có quan hệ khác biệt đối
với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến
nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên
quan đến tội là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm
vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng
liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có quan hệ
khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng
liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội. Như thế là
cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng.
[570] Thế nào là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ (tabbhāgiyaṃ) đối
với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có cùng quan hệ
đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến
khiển trách là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển
trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội có thể là có cùng quan hệ, có thể là
có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.
Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt
đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có
quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết
người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Tội pārājika về trộm cắp là có
quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về
pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về giết
người là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với
tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về
pháp thượng nhân là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về việc đôi lứa,
đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người. Như thế
là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng
liên quan đến tội.
Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối
với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có cùng
quan hệ đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về trộm cắp là có
cùng quan hệ đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về giết người là có
cùng quan hệ đối với tội pārājika về giết người. Tội pārājika về pháp thượng
nhân là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Như thế là cuộc
tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan
đến tội.
Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có cùng quan hệ đối với
cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Như thế là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng.
[571] Nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó: điều nhỏ nhặt nghĩa là có
mười điều nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt về sự xuất thân, điều nhỏ nhặt về tên gọi, điều
nhỏ nhặt về dòng họ, điều nhỏ nhặt về đặc điểm, điều nhỏ nhặt về tội vi phạm,
điều nhỏ nhặt về bình bát, điều nhỏ nhặt về y phục, điều nhỏ nhặt về thầy tế độ,
điều nhỏ nhặt về thầy dạy học, điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ.
[572] Các trường hợp phạm tội
[572] Điều nhỏ nhặt về sự xuất thân nghĩa là có vị (xuất thân) sát-đế-lỵ (khattiya) được thấy đang phạm tội pārājika, rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) sát-đế-lỵ khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) sát-đế-lỵ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
Có vị (xuất thân) bà-la-môn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất
thân) thương buôn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất thân) hạng cùng đinh
được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) hạng cùng
đinh khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) cùng đinh phạm tội
pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
[573] Điều nhỏ nhặt về tên gọi nghĩa là có vị (tên)
Buddharakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị (tên) Dhammarakkhita được thấy
...(như trên)... Có vị (tên) Saṅgharakkhita được thấy đang phạm tội pārājika,
sau khi nhìn thấy vị (tên) Saṅgharakkhita khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị
(tên) Saṅgharakkhita phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là
sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội
chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[574] Điều nhỏ nhặt về dòng họ nghĩa là có vị (họ) Gotama được thấy
...(như trên)... Có vị (họ) Moggallāna được thấy ...(như trên)... Có vị (họ)
Kaccāyana được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Vāsiṭṭha được thấy đang phạm tội
pārājika rồi khi nhìn thấy vị (họ) Vāsiṭṭha khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị
(họ) Vāsiṭṭha phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn,
ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa”
thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[575] Điều nhỏ nhặt về đặc điểm nghĩa là có vị cao được thấy
...(như trên)... Có vị lùn được thấy ...(như trên)... Có vị đen được thấy
...(như trên)... Có vị trắng được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy
vị trắng khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị trắng phạm tội pārājika đã bị ta
thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như
trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng
tàng) theo từng lời nói.
[576] Điều nhỏ nhặt về tội vi phạm nghĩa là có vị đang vi phạm tội
nhẹ được thấy rồi buộc tội vị ấy về tội pārājika rằng: “Ngươi phạm tội pārājika
đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
[577] Điều nhỏ nhặt về bình bát nghĩa là có vị mang bình bát đồng
được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất được thấy ...(như trên)...
Có vị mang bình bát tráng men (sāṭakapatta) được thấy ...(như trên)... Có vị
mang bình bát đất loại bình thường (sumbhakapatta) được thấy đang phạm tội
pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mang bình bát đất loại bình thường lại
buộc tội rằng: “Ngươi là vị mang bình bát đất loại bình thường phạm tội
pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
[578] Điều nhỏ nhặt về y phục nghĩa là có vị mặc y paṃsukūla được
thấy ...(như trên)... Có vị mặc y của gia chủ được thấy đang phạm tội pārājika
rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mặc y của gia chủ lại buộc tội rằng: “Ngươi là
vị mặc y của gia chủ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là
sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội
chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[579] Điều nhỏ nhặt về thầy tế độ nghĩa là có người đệ tử của vị
tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người đệ tử
khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người đệ tử của vị tên
(như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi
không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì
phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[580] Điều nhỏ nhặt về thầy dạy học nghĩa là có người học trò của
vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người học
trò khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người học trò của vị
tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn,
ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa”
thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[581] Điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ nghĩa là có vị ngụ ở chỗ trú
ngụ tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác
(cũng) ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị ngụ ở chỗ
trú ngụ tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là
sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ
Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng
tàng) theo từng lời nói.
[582] Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.
Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là cho người buộc tội.
Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể
loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỳ khưu, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi
pháp sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị
ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.
[583] Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào thì trải
qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.
Được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào thì được hỏi về sự việc ấy.
Không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến
[584] Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng
liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng
liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
[585] Sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy: điều nhỏ nhặt nào
đó trong mười điều nhỏ nhặt ấy đã được nắm lấy.
[586] Và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng
không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi
không biết.
Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là
“tội saṅghādisesa.”
[587] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được
thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa,
nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn,
ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay
là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều
nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng
lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa,
nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác
biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa,
nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác
biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội
saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ
sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu)
trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng):
“Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.”
Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy;
(nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
[588] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya.
...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội
thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa
(tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội
dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi
nhận là tội saṅghādisesa (tăng tàng) trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu buộc tội
vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)...,
hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều
nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng
lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy
...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy
...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như
trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy ...(như
trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita.
...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội
dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở)
tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở)
tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ
sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ
sở) tội dubbhāsita, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi
không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như
vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên
cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.
Sau khi đã thực hiện theo mỗi một nhân tố, sự xoay vòng nên được
thành lập.
[589] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được
thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa,
nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là
sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan
hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa.
...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở)
tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng
phát lộ) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội
dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi
nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu cho người
buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn,
...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác
biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
[590] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy.
(Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya.
...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội
thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa
(tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội
dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi
nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu cho người buộc tội vị
ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)...,
hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều
nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng
lời nói.
Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy
...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy
...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như
trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy. (Nguyên
cáo) có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như
trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita.
...(như trên)... có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita.
...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita.
...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội
dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội
dubbhāsita, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi
không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ
Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ
khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa
(tăng tàng) theo từng lời nói.
[591] Các trường hợp không phạm
tội
[591] Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều saṅghādisesa (tăng tàng)
thứ chín
Xem tiếp Chương 6 - Quay Về Mục Lục Phân Tích Giới Tì Khưu 1
Quay về Mục Lục Tạng Luật
0 Comments