Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tạng Luật (Vinayapiṭaka)
Đại Phẩm (Mahāvagga)
Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên
dịch
Chương 7. KaṬhina (KaṬhinakkhandhakaṂ)
1. Tụng phẩm thứ nhất
Mục Lục
[95] Câu chuyện về ba mươi vị tỳ khưu xứ Pāvā
[96] Sự cho phép Kaṭhina. Năm điều cho phép
[97] Hai mươi bốn điều Kaṭhina không thành tựu
[98] Mười lăm điều Kaṭhina được thành tựu
[99] Tám điều hết hiệu lực của Kaṭhina
[100] Giảng giải về sự hết hiệu lực của Kaṭhina
Nội Dung
[95] Câu chuyện về ba mươi vị
tỳ khưu xứ Pāvā
[95] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhóm ba mươi vị tỳ khưu xứ Pāvā: tất cả đều là các vị chuyên ngụ ở rừng, tất cả đều là các vị chuyên đi khất thực, tất cả đều là các vị mặc y may từ vải dơ bị quăng bỏ, tất cả đều là các vị chỉ sử dụng ba y. Trong khi đang đi đến Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, do việc vào mùa (an cư) mưa đã đến gần nên các vị không thể đến được Sāvatthi cho việc vào mùa (an cư) mưa. Các vị đã vào mùa (an cư) mưa ở Sāketa, vào khoảng giữa lộ trình. Các vị đã sống qua mùa (an cư) mưa với vẻ phiền muộn (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn ngự rất gần chúng ta cách đây chỉ sáu do tuần, vậy mà chúng ta không được diện kiến đức Thế Tôn.” Sau đó, khi đã sống qua mùa (an cư) mưa trong thời gian ba tháng, khi đã thực hiện lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), trong lúc trời còn đang mưa, trong khi có sự gom tụ nước lại thành vũng bùn lầy, các vị tỳ khưu ấy với các y bị đẫm nước và có dáng điệu mệt mỏi đã đi đến thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.
Điều này đã trở thành thông lệ đối với chư Phật Thế Tôn là niềm nở
với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ấy điều
này:
- Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp
không? Các ngươi đã sống qua mùa (an cư) mưa có được thoải mái, có sự đoàn kết,
thân thiện, không cãi cọ nhau không? Và các ngươi có không bị khó nhọc vì đồ ăn
khất thực không?
- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc đều tốt đẹp.
Và bạch ngài, chúng con đã sống qua mùa (an cư) mưa có sự hợp nhất, thân thiện,
không cãi cọ nhau, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực. Bạch ngài, trường hợp
chúng con là nhóm ba mươi vị tỳ khưu xứ Pāvā trong khi đang đi đến Sāvatthi để
diện kiến đức Thế Tôn, do việc vào mùa (an cư) mưa đã đến gần nên không thể đến
được Sāvatthi cho việc vào mùa (an cư) mưa. Chúng con đã vào mùa (an cư) mưa ở
Sāketa, vào khoảng giữa lộ trình. Bạch ngài, chúng con đây đã sống qua mùa (an
cư) mưa với vẻ phiền muộn (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn ngự rất gần chúng ta cách
đây chỉ sáu do tuần, vậy mà chúng ta không được diện kiến đức Thế Tôn.” Bạch
ngài, sau khi đã sống qua mùa (an cư) mưa trong thời gian ba tháng, khi đã thực
hiện lễ Pavāraṇā,
trong lúc trời còn đang mưa, trong khi có sự gom tụ nước lại thành vũng bùn lầy,
chúng con với các y bị đẫm nước và có dáng điệu mệt mỏi đã đi đường xa đến.
[96] Sự cho phép Kaṭhina. Năm điều cho phép
[96] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, ta cho phép thành tựu Kaṭhina cho các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư)
mưa. Này các tỳ khưu, khi các ngươi có Kaṭhina đã được thành tựu, năm điều này sẽ trở
thành được phép (đối với các ngươi): việc ra đi không phải báo (anāmantacāro),
việc ra đi không mang theo (đủ cả ba y) (asamādānacāro), sự thọ thực thành nhóm
(gaṇabhojanaṃ), (sử dụng được nhiều) y theo như nhu cầu
(yāvadatthacīvaraṃ), sự phát sanh về y tại nơi ấy sẽ là của các vị ấy (yo ca tattha
cīvaruppādo so nesaṃ bhavissati). Này các tỳ khưu, khi các ngươi có Kaṭhina đã được thành tựu, năm điều này sẽ được
phép đối với các ngươi. Và này các tỳ khưu, Kaṭhina nên được thành tựu như vầy:
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ
năng lực:
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vải Kaṭhina này đã được phát sanh đến hội chúng. Nếu
là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên trao vải Kaṭhina này đến vị tỳ khưu tên (như vầy) để
thành tựu Kaṭhina.
Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vải Kaṭhina này đã được phát sanh đến hội chúng. Hội
chúng trao vải Kaṭhina này đến vị tỳ khưu tên (như vầy) để thành tựu Kaṭhina. Đại đức nào đồng ý việc trao vải Kaṭhina này đến vị tỳ khưu tên (như vầy) để
thành tựu Kaṭhina
xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Vải Kaṭhina này đã được hội chúng trao đến vị tỳ khưu tên (như vầy) để
thành tựu Kaṭhina. Sự
việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Này các tỳ khưu, Kaṭhina đã được thành tựu như vầy, không được
thành tựu như vầy.
[97] Hai mươi bốn điều Kaṭhina không thành tựu
[97] Và này các tỳ khưu, thế nào là Kaṭhina không được thành tựu? [1]
Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đánh dấu về chiều dài, chiều
rộng (ullikhitamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn giặt (dhovanamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn tính
toán về y năm điều, hoặc bảy điều, hoặc chín điều, v.v... (cīvaravicāraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn cắt
theo sự đã tính toán (chedanamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết chỉ
tạm (bandhanamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may lại theo đường chỉ lược
cho chắc (ovaṭṭikakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn gắn miếng
vải làm dấu (kaṇḍasakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may chắc chắn (daḷhīkammakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may đường
viền (anuvātakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết lại phần giữa
(paribhandakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đắp thêm một lớp nữa (ovaṭṭeyyakaraṇamattena). Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn nhuộm
(kambalamaddanamattena). Kaṭhina không được thành tựu do sự ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng
(nimittakatena). Kaṭhina không được thành tựu do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi (parikathākatena). Kaṭhina không được thành tựu với sự làm y có
tính cách tạm thời (kukkukatena). Kaṭhina không được thành tựu với sự tích trữ
(sannidhikatena). Kaṭhina không được thành tựu do sự hủy bỏ vì để qua đêm
(nissagiyena). Kaṭhina không được thành tựu với sự không làm thành được phép tức là
không làm dấu hoại y (akappakatena). Kaṭhina không được thành tựu với y không phải
là y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải
là thượng y, thường gọi là y vai trái (uttarasaṅgena). Kaṭhina không được thành tựu với y không phải
là y nội (antaravāsakena). Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là năm điều hoặc nhiều
hơn năm điều, không được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina không được thành tựu trừ phi do sự
thành tựu bởi cá nhân. Nếu Kaṭhina đã được thành tựu đúng đắn nhưng vị tùy hỷ việc ấy đứng ngoài ranh giới (sīmā), như vậy
Kaṭhina vẫn không được thành tựu.
Này các tỳ khưu, như thế ấy là Kaṭhina không được thành tựu.
[98] Mười lăm điều Kaṭhina được thành tựu
[98] Và này các tỳ khưu, thế nào là Kaṭhina đã được thành tựu?
Kaṭhina được thành tựu với (vải) mới.[2] Kaṭhina được thành tựu với (vải) được xem như mới
(ahatakappena). Kaṭhina được thành tựu với vải áo choàng cũ (pilotikāya). Kaṭhina được thành tựu với vải dơ bị quăng bỏ
(paṃsukūlena). Kaṭhina được thành tựu với vải đã được bỏ ở trước
cửa tiệm, có người nhặt lấy rồi đem dâng (pāpaṇikena). Kaṭhina được thành tựu với sự không ra dấu hiệu
gợi ý để thí chủ dâng (animittakatena). Kaṭhina được thành tựu không do sự giảng giải về
Kaṭhina rồi kêu gọi (aparikathākatena). Kaṭhina được thành tựu với sự làm không phải là
tạm thời (akukkukatena). Kaṭhina được thành tựu với với sự không tích trữ (asannidhikatena).
Kaṭhina được thành tựu do không để qua đêm
(anissaggiyena). Kaṭhina được thành tựu với với sự làm thành được phép tức là làm dấu
hoại y (kappakatena). Kaṭhina được thành tựu với y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina được thành tựu với thượng y thường gọi
là y vai trái (uttarāsaṅgena). Kaṭhina được thành tựu với y nội (antaravāsakena). Kaṭhina được thành tựu với y là năm điều hoặc
nhiều hơn năm điều, được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina được thành tựu do sự thành tựu bởi cá
nhân. Nếu Kaṭhina đã
được thành tựu đúng đắn và vị tùy hỷ việc ấy đứng trong ranh giới (sīmā), như vậy
Kaṭhina được thành tựu.
Này các tỳ khưu, như thế ấy là Kaṭhina được thành tựu.
[99] Tám điều hết hiệu lực của
Kaṭhina
[99] Và này các tỳ khưu, thế nào là Kaṭhina hết hiệu lực (ubbhataṃ)?
Này các tỳ khưu, đây là tám điều tiêu đề (mātikā) về sự hết hiệu lực của Kaṭhina: do sự ra đi, do (y) được hoàn tất, do tự mình quyết định, do bị mất, do nghe được (tin), do sự tan vỡ của niềm mong mỏi, do sự vượt qua ranh giới, do sự hết hiệu lực cùng một lúc.[3]
[100] Giảng giải về sự hết hiệu
lực của Kaṭhina
[100] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy (ādāya) y đã được làm xong, ra đi (nghĩ rằng) “Ta sẽ không trở về.” Sự việc ra đi là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi. Khi vị ấy
đã đi ra khỏi ranh giới (sīmā) thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này
ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được
hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi. Khi vị ấy
đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này
nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi. Khi vị ấy
đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ
kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy
đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.”[4] Sự
việc nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” rồi chờ đợi sự
hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời điểm hết
hiệu lực Kaṭhina đã
đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với các vị tỳ khưu.
Hết 7 trường hợp cầm lấy
[101] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo
(samādāya)[5] y đã được làm xong, ra đi (nghĩ rằng) “Ta sẽ không trở về.” Sự việc
ra đi là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi. Khi vị
ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở
chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn
tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi. Khi vị
ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y
này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi. Khi vị
ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở
chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy
đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc
nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về,” và chờ đời
sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được làm), ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời điểm
hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết Phần 2 Bảy trường hợp mang
theo
[102] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được
hoàn tất, ra đi. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được hoàn tất, ra đi. Khi
vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm
y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được hoàn tất, ra đi. Khi
vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở
chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy
đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được hoàn tất, ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc
nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được hoàn tất, ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” và chờ đợi
sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y chưa được hoàn tất, ra đi (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị
ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời điểm
hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết Phần 3 Sáu trường hợp cầm lấy
[103] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được
hoàn tất, ra đi. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi.
Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người)
làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi.
Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của
vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc
nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” và
chờ đợi sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời
điểm hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết Phần 4 Sáu trường hợp mang
theo
[104] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được
làm), ra đi. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ
(người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự
việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi. Khi vị ấy
đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này
nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi. Khi vị ấy
đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ
kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy
đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[105] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được
làm), ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới
thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ không nhờ (người) làm y này nữa.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu
lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy
của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[106] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được
làm), ra đi không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy
cũng không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới
thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.”
Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi không có
dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng:
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi không có
dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng:
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y
ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
[107] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được
làm), ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì
khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy
nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ
(người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu
lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc
nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” và chờ đợi sự
hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được làm), ra đi (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy,
có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời điểm hết
hiệu lực Kaṭhina đã
đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với các vị tỳ khưu.
[108] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y (chưa được
làm), ra đi. (Tương tợ như ở trường hợp “cầm lấy,” nên được giải thích đầy đủ
như thế).
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, cầm lấy y (chưa được hoàn tất), ra đi.
Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được
hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy. (Tương tợ như ở trường hợp “mang
theo,” nên được giải thích đầy đủ như thế).
[109] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được
hoàn tất, ra đi. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi.
Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người)
làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi.
Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của
vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[110] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được
hoàn tất, ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh
giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ
(người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý
như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa.” Sự việc tự mình quyết định là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý
như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu
lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[111] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được
hoàn tất, ra đi không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và
vị ấy cũng không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi
ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ
không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không
khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý
như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự
mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không
khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý
như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ
(người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị
mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[112] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được
hoàn tất, ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới
thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.”
Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy:
“Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết
định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy:
“Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, nghe được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc
nghe được (tin) là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” và
chờ đợi sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo y chưa được hoàn tất, ra đi
(nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y
ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời
điểm hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết Tụng phẩm 1 “Cầm Lấy”
Xem Tụng Phẩm 2 - Quay Về Mục Lục Chương 7
Xem Chương 8 - Quay Về Mục Lục Đại Phẩm
Quay về Mục Lục Tạng Luật
0 Comments