Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tạng Luật (Vinayapiṭaka)
Đại Phẩm (Mahāvagga)
Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên
dịch
Chương 7. KaṬhina (KaṬhinakkhandhakaṂ)
2. Tụng phẩm thứ nhì
Mục Lục
[113] Tiếp tục giảng giải về sự hết hiệu lực của Kaṭhina
[122] Giảng giải về sự hết hiệu lực của Kaṭhina bằng các câu chuyện
[126] Hai điều vướng bận và không vướng bận của Kaṭhina
Nội Dung
[113] Tiếp tục giảng giải về sự
hết hiệu lực của Kaṭhina
[113] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y. Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy
nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý
như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ
(người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y. Vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không
như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ
không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y. Vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không
như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ
nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy.
Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu
lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y. Khi vị ấy đã
đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi về y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm
mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi về y là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
[114] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y (nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu
tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận
được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ
kia.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa.” Sự việc tự mình
quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi
về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[115] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y và không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy
cũng không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và
lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và
không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được
hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y và không có dứt
khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng:
“Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.”
Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y và không có dứt
khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng:
“Ta sẽ không trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.”
Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất.
Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y và không có dứt
khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng:
“Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta
sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu
tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ
vỡ trong niềm mong mỏi về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Hết 12 trường hợp không như ý mong
mỏi
[116] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến
niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không
như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và
sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y
ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy
khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự
việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y
ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy
khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy
nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc
bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu tâm
đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ
trong niềm mong mỏi về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[117] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nghe được
(tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Vị ấy khởi ý như vầy: “Bởi
vì Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi, vậy ta
sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.”
Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nghe được (tin) rằng: “Nghe
nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Vị ấy
khởi ý như vầy: “Bởi vì Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi, vậy ta sẽ lưu tâm đến niềm
mong mỏi về y này ở chỗ kia.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận
được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy:
“Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết
định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nghe được (tin) rằng: “Nghe
nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Vị ấy
khởi ý như vầy: “Bởi vì Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi, vậy ta sẽ lưu tâm đến niềm
mong mỏi về y này ở chỗ kia.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận
được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy:
“Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và nghe được (tin) rằng: “Nghe
nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Vị ấy
khởi ý như vầy: “Bởi vì Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi, vậy ta sẽ lưu tâm đến niềm
mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi
về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[118] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi
về y (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến
niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không
như ý mong mỏi. Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, nghe
được (tin) rằng: “Nghe nói Kaṭhina tại trú xứ ấy đã được thâu hồi.” Sự việc nghe được (tin) là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ
lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu tâm
đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ
trong niềm mong mỏi về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y
ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy
nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về,
ta sẽ trở về” và chờ đợi sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi với niềm mong mỏi về y (nghĩ rằng):
“Ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới và lưu tâm đến niềm mong mỏi về y
ấy. Vị ấy nhận được như ý mong mỏi và không nhận được không như ý mong mỏi. Vị ấy
nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về,
ta sẽ trở về.” Thời điểm hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết 12 trường hợp như ý mong mỏi
[119] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về
y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như
ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ
(người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự
việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về
y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như
ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ
không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào
đó. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy
lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và
không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y
này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của
vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào
đó. Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy
khởi ý như vầy: “Ta sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không
trở về.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy
bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[120] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó (nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra
khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó (nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi
ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về
y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị
ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa.” Sự việc tự mình quyết
định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào đó
(nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm
mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được
không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy:
“Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi
y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào đó
(nghĩ rằng): “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì niềm
mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y này ở chỗ kia.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Niềm mong mỏi về
y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi về y là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[121] Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó và không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ
trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong
mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong
mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không
trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có
công việc cần làm nào đó và không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ
trở về” và vị ấy cũng không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới thì niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong
mỏi về y ấy. Vị ấy nhận được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong
mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ không
trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào đó
và không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng
không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì
niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi về y ấy. Vị ấy nhận
được không như ý mong mỏi và không nhận được như ý mong mỏi. Vị ấy khởi ý như vầy:
“Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người)
làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được làm thì bị mất. Sự việc bị mất là
sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Vị tỳ khưu có Kaṭhina đã được thành tựu ra đi chính vì có công việc cần làm nào đó
và không có dứt khoát; vị ấy không khởi ý rằng: “Ta sẽ trở về” và vị ấy cũng
không khởi ý rằng: “Ta sẽ không trở về.” Khi vị ấy đã đi ra khỏi ranh giới thì
niềm mong mỏi về y sanh khởi. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ lưu tâm đến niềm
mong mỏi về y này ở chỗ kia và sẽ không trở về.” Vị ấy lưu tâm đến niềm mong mỏi
về y ấy. Niềm mong mỏi về y ấy của vị ấy bị tan vỡ. Sự đổ vỡ trong niềm mong mỏi
về y là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Hết 12 trường hợp có công việc cần
làm
[122] Giảng giải về sự hết hiệu
lực của Kaṭhina bằng các câu chuyện
[122] Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành phương xa, ra đi không mang theo phần chia về y. Các vị tỳ khưu đã hỏi vị du hành phương xa ấy rằng:
- Này đại đức, ngài đã trú mùa (an cư) mưa ở đâu? Và phần chia về
y của ngài đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi đã trú mùa (an cư) mưa ở trú xứ kia và phần chia về y của
tôi còn ở nơi ấy.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, hãy đi và đem y ấy lại. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy đi về lại trú xứ ấy và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, phần chia y của tôi đâu?
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, đây là phần chia y của ngài. Ngài sẽ đi đâu vậy?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi sẽ đi trú xứ kia, các vị tỳ khưu ở đó sẽ làm y cho tôi.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, được rồi, ngài chớ có đi. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ
không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi ...(như trên)... Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực
Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi ...(như trên)... Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[123] Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi không mang theo phần chia về y. Các vị tỳ khưu đã hỏi vị du
hành phương xa ấy rằng:
- Này đại đức, ngài đã trú mùa (an cư) mưa ở đâu? Và phần chia về
y của ngài đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi đã trú mùa (an cư) mưa ở trú xứ kia và phần chia về y của
tôi còn ở nơi ấy.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, hãy đi và đem y ấy lại. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy đi về lại trú xứ ấy và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, phần chia y của tôi đâu?
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, đây là phần chia y của ngài.
Vị ấy cầm lấy y ấy và đi đến trú xứ kia. Giữa đường đi, các vị tỳ
khưu hỏi vị ấy rằng:
- Này đại đức, ngài sẽ đi đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi sẽ đi trú xứ kia, các vị tỳ khưu ở đó sẽ làm y cho tôi.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, được rồi, ngài chớ có đi. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chính chỗ
này và sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi không mang theo phần chia về y. Các vị tỳ khưu đã hỏi vị du
hành phương xa ấy rằng:
- Này đại đức, ngài đã trú mùa (an cư) mưa ở đâu? Và phần chia về
y của ngài đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi đã trú mùa (an cư) mưa ở trú xứ kia và phần chia về y của
tôi còn ở nơi ấy.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, hãy đi và đem y ấy lại. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy đi về lại trú xứ ấy và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, phần chia y của tôi đâu?
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, đây là phần chia y của ngài.
Vị ấy cầm lấy y ấy và đi đến trú xứ kia. Giữa đường đi, các vị tỳ
khưu hỏi vị ấy rằng:
- Này đại đức, ngài sẽ đi đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi sẽ đi trú xứ kia, các vị tỳ khưu ở đó sẽ làm y cho tôi.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, được rồi, ngài chớ có đi. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ
không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành phương
xa, ra đi không mang theo phần chia về y. Các vị tỳ khưu đã hỏi vị du hành
phương xa ấy rằng:
- Này đại đức, ngài đã trú mùa (an cư) mưa ở đâu? Và phần chia về
y của ngài đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi đã trú mùa (an cư) mưa ở trú xứ kia và phần chia về y của
tôi còn ở nơi ấy.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, hãy đi và đem y ấy lại. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy đi về lại trú xứ ấy và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, phần chia y của tôi đâu?
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, đây là phần chia y của ngài.
Vị ấy cầm lấy y ấy và đi đến trú xứ kia. Giữa đường đi, các vị tỳ
khưu hỏi vị ấy rằng:
- Này đại đức, ngài sẽ đi đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi sẽ đi trú xứ kia, các vị tỳ khưu ở đó sẽ làm y cho tôi.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, được rồi, ngài chớ có đi. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được
làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
[124] Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi không mang theo phần chia về y. Các vị tỳ khưu đã hỏi vị du
hành phương xa ấy rằng:
- Này đại đức, ngài đã trú mùa (an cư) mưa ở đâu? Và phần chia về
y của ngài đâu?
Vị ấy nói như vầy:
- Tôi đã trú mùa (an cư) mưa ở trú xứ kia và phần chia về y của
tôi còn ở nơi ấy.
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, hãy đi và đem y ấy lại. Chúng tôi sẽ làm y cho
ngài ở đây.
Vị ấy đi về lại trú xứ ấy và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, phần chia y của tôi đâu?
Các vị ấy nói như vầy:
- Này đại đức, đây là phần chia y của ngài.
Vị ấy cầm lấy y ấy và đi đến trú xứ kia. Khi đã đi đến trú xứ
kia, vị ấy đã khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chính chỗ này và sẽ
không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi ...(như trên)... “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và sẽ
không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị du hành
phương xa, ra đi ...(như trên)... “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và sẽ
không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được
làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Hết 9 trường hợp không mang theo
[125] Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị sống ở trú
xá với sự an lạc, đã cầm lấy y rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến trú xứ ấy.
Nếu ở nơi ấy có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta,
ta sẽ đi đến trú xứ kia. Nếu ở nơi kia có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu
không có sự an lạc cho ta, ta sẽ đi đến trú xứ nọ. Nếu ở nơi nọ có sự an lạc
cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta sẽ trở về.” Khi vị ấy
đi khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và
sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Sự việc (y) được hoàn tất là sự hết
hiệu lực Kaṭhina đối
với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị sống ở trú
xá với sự an lạc, đã cầm lấy y rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến trú xứ ấy.
Nếu ở nơi ấy có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta,
ta sẽ đi đến trú xứ kia. Nếu ở nơi kia có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu
không có sự an lạc cho ta, ta sẽ đi đến trú xứ nọ. Nếu ở nơi nọ có sự an lạc
cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta sẽ trở về.” Khi vị ấy
đi khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ không nhờ (người) làm y này nữa và
sẽ không trở về.” Sự việc tự mình quyết định là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị sống ở trú
xá với sự an lạc, đã cầm lấy y rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến trú xứ ấy.
Nếu ở nơi ấy có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta,
ta sẽ đi đến trú xứ kia. Nếu ở nơi kia có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu
không có sự an lạc cho ta, ta sẽ đi đến trú xứ nọ. Nếu ở nơi nọ có sự an lạc
cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta sẽ trở về.” Khi vị ấy
đi khỏi ranh giới thì khởi ý như vầy: “Ta sẽ nhờ (người) làm y này ở chỗ kia và
sẽ không trở về.” Vị ấy nhờ (người) làm y ấy. Trong khi y ấy của vị ấy đang được
làm thì bị mất. Sự việc bị mất là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị sống ở trú
xá với sự an lạc, đã cầm lấy y rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến trú xứ ấy.
Nếu ở nơi ấy có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta,
ta sẽ đi đến trú xứ kia. Nếu ở nơi kia có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu
không có sự an lạc cho ta, ta sẽ đi đến trú xứ nọ. Nếu ở nơi nọ có sự an lạc
cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về” rồi chờ đợi sự hết hiệu lực Kaṭhina ở bên ngoài. Sự việc vượt qua ranh giới
là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị tỳ khưu ấy.
Có vị tỳ khưu, có Kaṭhina đã được thành tựu và là vị sống ở trú
xá với sự an lạc, đã cầm lấy y rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến trú xứ ấy.
Nếu ở nơi ấy có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta
sẽ đi đến trú xứ kia. Nếu ở nơi kia có sự an lạc cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu
không có sự an lạc cho ta, ta sẽ đi đến trú xứ nọ. Nếu ở nơi nọ có sự an lạc
cho ta, ta sẽ cư ngụ. Nếu không có sự an lạc cho ta, ta sẽ trở về.” Vị ấy đã đi
ra khỏi ranh giới và nhờ (người) làm y ấy. Vị ấy, có y đã được làm xong, (nghĩ
rằng): “Ta sẽ trở về, ta sẽ trở về.” Thời điểm hết hiệu lực Kaṭhina đã đến. Sự hết hiệu lực Kaṭhina của vị tỳ khưu ấy là chung (lượt) với
các vị tỳ khưu.
Hết 5 trường hợp trú xá với sự an
lạc
[126] Hai điều vướng bận và
không vướng bận của Kaṭhina
[126] Này các tỳ khưu, đây là hai điều vướng bận (palibodha), hai
điều không vướng bận (apalibodha) của Kaṭhina.
Và này các tỳ khưu, hai điều vướng bận của Kaṭhina là gì?
- Sự vướng bận về trú xứ và sự vướng bận về y.
Và này các tỳ khưu, thế nào là sự vướng bận về trú xứ?
- Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu cư ngụ tại trú xứ nọ khởi
lên ước muốn rồi ra đi (nghĩ rằng): “Ta sẽ trở về.” Này các tỳ khưu, như vậy là
có sự vướng bận về trú xứ.
Và này các tỳ khưu, thế nào là sự vướng bận về y?
- Này các tỳ khưu, trường hợp y của vị tỳ khưu chưa được làm, hoặc
là chưa được hoàn tất, hoặc là niềm mong mỏi về y chưa bị tan vỡ. Này các tỳ
khưu, như vậy là có sự vướng bận về y.
Này các tỳ khưu, đây là hai điều vướng bận của Kaṭhina.
Và này các tỳ khưu, hai điều không vướng bận (apalibodha) của Kaṭhina là gì?
- Sự không vướng bận về trú xứ và sự không vướng bận về y.
Và này các tỳ khưu, thế nào là sự không vướng bận về trú xứ?
- Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu ra đi từ trú xứ ấy với sự
buông bỏ, với sự từ bỏ, với sự dứt bỏ, với sự không quan tâm (nghĩ rằng): “Ta sẽ
không trở về.” Này các tỳ khưu, như vậy là có sự không vướng bận về trú xứ.
Và này các tỳ khưu, thế nào là sự không vướng bận về y?
- Này các tỳ khưu, trường hợp y của vị tỳ khưu đã được làm xong,
hoặc bị mất, hoặc bị hư hỏng, hoặc bị cháy, hoặc là niềm mong mỏi về y bị tan vỡ.
Này các tỳ khưu, như vậy là có sự không vướng bận về y.
Này các tỳ khưu, đây là hai điều không vướng bận của Kaṭhina.
Hết Chương 7 Kaṭhina
Trong chương này có mười hai sự việc
và một trăm mười tám vấn đề được lặp lại.
Tóm lược chương này:
[127]
Ba mươi vị tỳ khưu
người ở xứ Pāvā
với tâm chẳng hài lòng
trú ở Sāketa.
Qua mùa an cư mưa,
các vị đã ra đi
diện kiến bậc Chiến Thắng
với (y) thấm đầy nước.
Đây chuyện Kaṭhina
và năm điều được phép:
không báo, không mang theo,
cũng thế ăn thành nhóm,
và giữ y tùy thích,
y phát sanh sẽ có
cho các vị thành tựu.
Lời đề nghị như thế,
và cũng thế thành tựu,
không thành tựu cũng thế:
được đánh dấu, và giặt,
tính toán, và việc cắt,
kết chỉ tạm, may thêm,
gắn miếng vải làm dấu,
may chắc chắn, may viền,
phần giữa, đắp lớp nữa,
nhuộm, dấu hiệu, lời giảng,
tạm thời, việc trì hoãn,
hủy bỏ, chưa được phép,
ngoại trừ ba y ấy,
ngoại trừ y năm điều,
hoặc nhiều điều hơn nữa,
được cắt rồi kết lại,
không ngoại trừ cá nhân
là được làm đúng đắn,
tùy hỷ đứng ngoài ranh
Kaṭhina không thành,
như thế đức Phật thuyết.
Không dơ, như không dơ,
choàng cũ, đồ quăng bỏ,
vải rơi nơi cửa tiệm,
không ra hiệu, thuyết giảng,
không tạm thời, không hoãn,
không hủy, dấu đã làm,
cũng thế là ba y,
năm điều hoặc hơn thế,
đã cắt, được kết lại,
thành tựu bởi cá nhân,
là việc làm đúng đắn,
tùy hỷ trong ranh giới,
như thế là thành tựu
của việc Kaṭhina.
Sự thu hồi tám điều:
sự ra đi, hoàn tất,
tự quyết định, mất đi,
nghe được, hết mong mỏi,
ranh giới, sự thu hồi
đồng lúc là thứ tám.
Cầm lấy y đã làm,
vị đi “không trở lại,”
Kaṭhina vị ấy
là đã được thu hồi
trong trường hợp ra đi.
Cầm lấy y chưa làm,
ra đi khỏi ranh giới,
vị ấy đã nghĩ rằng:
“Nơi đây ta sẽ làm
và không quay trở lại,”
trong khi được hoàn tất,
thu hồi Kaṭhina.
Cầm lấy, khỏi ranh giới,
vị ấy không nghĩ rằng:
“Ta không quay trở về;”
việc Kaṭhina ấy
của vị ấy thu hồi
là trong khi quyết định.
Cầm lấy y ra đi
khỏi ranh giới đã nghĩ:
“Nơi đây, ta sẽ làm
và không quay về nữa,”
trong khi làm bị mất;
việc Kaṭhina ấy
của vị ấy thu hồi
là trong trường hợp mất.
Cầm lấy rồi ra đi,
“Ta sẽ quay trở về,”
ở ngoài nhờ làm y,
y đã làm nghe được,
Kaṭhina nơi kia
đã được cho thu hồi;
việc Kaṭhina ấy
của vị ấy thu hồi
là trong trường hợp nghe.
Cầm lấy rồi ra đi,
“Ta sẽ quay trở về,”
ở ngoài nhờ làm y,
y đã được làm xong,
ở bên ngoài chờ đợi
thu hồi Kaṭhina;
việc Kaṭhina ấy
của vị ấy thu hồi
là do vượt qua ranh.
Cầm lấy rồi ra đi,
“Ta sẽ quay trở về,”
ở ngoài nhờ làm y,
y đã được làm xong,
“Ta sẽ quay trở về,”
đã đến thời của việc
thu hồi Kaṭhina;
việc Kaṭhina ấy
của vị ấy thu hồi
sanh lên đồng một lượt
với các vị tỳ khưu.
Cầm lấy và mang theo,
có bảy, bảy phương thức,
những trường hợp ra đi,
không có trong nhóm sáu
đường lối chưa hoàn tất.
Cầm lấy đi khỏi ranh,
khởi ý “Sẽ nhờ làm”
làm xong, tự quyết định
bị mất, ba điều này.
Cầm lấy, “Ta không về,
ta làm ngoài ranh giới,”
làm xong, tự quyết định,
bị mất, ba điều này.
Khi không được dứt khoát,
cũng không cho vị ấy,
ba phương thức bên dưới.
Cầm lấy và ra đi
“Ta sẽ quay trở về,
ta làm ngoài ranh giới,”
“Ta sẽ không quay về”
vị nhờ làm hoàn tất,
thu hồi Kaṭhina.
Tự quyết định, bị mất,
nghe được, vượt qua ranh,
được sanh khởi đồng thời
với các vị tỳ khưu,
như vầy mười lăm cách.
Mang theo, chưa hoàn tất,
mang theo như thế nữa,
bốn trường hợp này đây
toàn bộ mười lăm cách.
Không theo sự ước mốn,
và như sự mong mỏi,
có công việc cần làm,
ba điều ấy, nên hiểu
việc ấy từ phương thức
ba, mười hai, mười hai,
không thu gom, an lạc,
năm đường lối, nơi đây,
vướng bận, không vướng bận,
sự tóm tắt được làm
từ điều đã hướng dẫn.
[1] Hai phần [97] và [98] được
dịch theo nghĩa dựa vào lời giải thích của ngài Buddhaghosa.
[2] Dịch sát nghĩa là vải chưa
bị dơ, chưa bị hư hoại (ahatena). Câu kế là: được xem như là không bị dơ, ngài
Buddhaghosa giải thích là đã được giặt hai hoặc ba lần.
[3] Các phần kế tiếp chỉ để giải
thích tám điều này. Nên đọc kỹ [126] nói về hai điều vướng bận (palibodha) để nắm
được ý nghĩa của các phần kế tiếp từ đây trở đi. Một cách tổng quát, nếu còn được
một trong hai điều vướng bận thì Kaṭhina vẫn còn hiệu lực.
[4] Vấn đề thâu hồi Kaṭhina được ghi lại ở Phân Tích Giới Bổn Tỳ Khưu Ni -
Bhikkhunīvibhaṅga (điều pācittiya 30, [253]).
[5] Phần [100] và [101] chỉ
khác nhau ở chỗ bất biến động từ “ādāya” và “samādāya” là “cầm lấy” và “tự mình
cầm lấy,” chúng tôi tạm dùng từ “mang theo” cho trường hợp sau, và không nhận
ra tầm quan trọng trong sự việc được nhấn mạnh ở đây.
Hết Chương 7 - Quay Về Mục Lục Chương 7
Xem Chương 8 - Quay Về Mục Lục Đại Phẩm
Quay về Mục Lục Tạng Luật
0 Comments