Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tạng Luật (Vinayapiṭaka)
Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhanga)
Tập 2
Chương 8. Ưng Đối Trị (Pācittiyakaṇḍaṃ)
Phần 1. Nói Dối
Mục Lục
1. Điều học thứ nhất (Nói dối)
[173] Câu chuyện về các tỳ-khưu Hatthaka. Sự quy định
2. Điều học thứ nhì (Nói lời mắng
nhiếc)
[183] Câu chuyện về các tỳ-khưu nhóm Lục Sư
[184] Câu chuyện về con bò mộng Nandivisāla. Sự quy định
[186] Mắng nhiếc theo mười cách thức
3. Điều học thứ ba: (Nói đâm
thọc)
[255] Câu chuyện về các tỳ-khưu nhóm Lục Sư. Sự quy định
[256] Nói đâm thọc theo mười cách thức
4. Điều học thứ tư (Dạy người
chưa tu lên bậc trên đọc Pháp)
[284] Câu chuyện về các tỳ-khưu nhóm Lục Sư. Sự quy định
5. Điều học thứ năm (Nằm chung
chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên)
[289] Câu chuyện về các tỳ-khưu mới tu. Sự quy định lần thứ nhất
[290] Câu chuyện về sa-di Rāhula. Sự quy định thêm
6. Điều học thứ sáu (Nằm chung
chỗ ngụ với người nữ)
[294] Câu chuyện về trưởng lão Anuruddha. Sự quy định
7. Điều học thứ bảy (Thuyết
Pháp đến người nữ)
[298] Câu chuyện về tỳ-khưu Udāyi. Sự quy định lần thứ nhất
[299] Sự quy định thêm lần thứ nhất. Sự quy định thêm lần thứ nhì
8. Điều học thứ tám ( Tuyên bố
pháp thượng nhân)
[304] Câu chuyện về các tỳ-khưu ở bờ sông Vaggumudā. Sự quy định
9. Điều học thứ chín (Công bố
tội xấu của tỳ-khưu)
[342] Câu chuyện về tỳ-khưu Upananda. Sự quy định
10. Điều học thứ mười (Đào đất)
[349] Câu chuyện về các tỳ-khưu ở thành Āḷavī. Sự quy định
[353] Bài kệ tóm lược phần Nói Dối
Nội Dung
1. Điều học thứ nhất (Nói dối)
[173] Câu chuyện về các tỳ-khưu
Hatthaka. Sự quy định
[173] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Hatthaka con trai dòng Sākya [1] (Thích Ca) nói năng tráo trở. Trong khi nói chuyện với những người ngoại đạo, vị ấy phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời. Những người ngoại đạo phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao Hatthaka con trai dòng Sākya trong khi nói chuyện với
chúng tôi lại phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này
bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời
Các tỳ khưu đã nghe được những người ngoại đạo ấy phàn nàn, phê
phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp Hatthaka con trai dòng
Sākya, sau khi đến đã nói với Hatthaka con trai dòng Sākya điều này:
- Này đại đức Hatthaka, nghe nói trong khi nói chuyện với những
người ngoại đạo, đại đức phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh
né điều này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời,
có đúng không vậy?
- Này các đại đức, những người ngoại đạo ấy cần được đánh bại bằng
bất cứ cách nào, không thể để cho họ thắng.
Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê
phán, chê bai rằng:
- Vì sao Hatthaka con trai dòng Sākya trong khi nói chuyện với những
người ngoại đạo lại phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều
này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ
khưu lại và đã hỏi Hatthaka con trai dòng Sākya rằng:
- Này Hatthaka, nghe nói trong khi nói chuyện với những người ngoại
đạo, ngươi phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này bằng
điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này kẻ rồ dại, vì sao trong khi nói chuyện với những người ngoại
đạo, ngươi lại phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều
này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời vậy? Này
kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay
làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ
khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi cố tình nói dối thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị).”
[174] Cố tình nói dối nghĩa là lời nói, tiếng nói, cách nói, lời
phát biểu, sự biểu hiện bằng lời nói của vị có ý định lừa dối có tám cách không
thánh thiện: Không thấy (nói rằng): “Tôi đã thấy,” không nghe (nói rằng): “Tôi
đã nghe,” không cảm giác (nói rằng): “Tôi đã cảm giác,” không nhận thức (nói rằng):
“Tôi đã nhận thức,” đã thấy (nói rằng): “Tôi đã không thấy,” đã nghe (nói rằng):
“Tôi đã không nghe,” đã cảm giác (nói rằng): “Tôi đã không cảm giác,” đã nhận
thức (nói rằng): “Tôi đã không nhận thức.”
[175] Không thấy nghĩa là không được thấy bởi mắt. Không nghe
nghĩa là không được nghe bởi tai. Không cảm giác nghĩa là không được ngửi bởi
mũi, không được nếm bởi lưỡi, không được xúc chạm bởi thân. Không nhận thức
nghĩa là không được nhận thức bởi ý. Đã thấy nghĩa là đã được thấy bởi mắt. Đã
nghe nghĩa là đã được nghe bởi tai. Đã cảm giác nghĩa là đã được ngửi bởi mũi,
đã được nếm bởi lưỡi, đã được xúc chạm bởi thân. Đã nhận thức nghĩa là đã được
nhận thức bởi ý.
[176] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy” về
điều đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi
ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói
điều dối trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy” về điều
đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy” về điều
đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy” về điều
đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy” về điều
đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý
định.
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe” về điều
đã không nghe ...(như trên)... “Tôi đã cảm giác” về điều đã không cảm giác
...(như trên)... “Tôi đã nhận thức” về điều đã không nhận thức bị phạm tội
pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối
trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” khi đã nói
(vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, ...(như trên)... Với năm yếu tố, ...(như trên)...
Với sáu yếu tố, ...(như trên)... Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá:
“Tôi đã nhận thức” về điều đã không nhận thức bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị):
Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy
biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối
trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn
đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[177] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy và
đã nghe” về điều đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ...(như
trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy và đã cảm
giác” về điều đã không thấy ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều
dối trá: “Tôi đã thấy và đã nhận thức” về điều đã không thấy bị phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối
trá: “Tôi đã thấy, đã nghe, và đã cảm giác” về điều đã không thấy ...(như
trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy, đã nghe, và
đã nhận thức” về điều đã không thấy ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình
nói điều dối trá: “Tôi đã thấy, đã nghe, đã cảm giác, và đã nhận thức” về điều
đã không thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe và đã cảm
giác” về điều đã không nghe ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều
dối trá: “Tôi đã nghe và đã nhận thức” về điều đã không nghe ...(như trên)... Với
ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe và đã thấy” về điều đã
không nghe ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã
nghe, đã cảm giác, và đã nhận thức” về điều đã không nghe ...(như trên)... Với
ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe, đã cảm giác, và đã thấy”
về điều đã không nghe ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối
trá: “Tôi đã nghe, đã cảm giác, đã nhận thức, và đã thấy” ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác và
đã nhận thức” về điều đã không cảm giác ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố
tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác và đã thấy” về điều đã không cảm giác
...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác
và đã nghe” về điều đã không cảm giác ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố
tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác, đã nhận thức, và đã thấy” về điều đã
không cảm giác ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá:
“Tôi đã cảm giác, đã nhận thức, và đã nghe” về điều đã không cảm giác ...(như
trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác, đã nhận
thức, đã thấy, và đã nghe” về điều đã không cảm giác ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức và
đã thấy” về điều đã không nhận thức ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình
nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức và đã nghe” về điều đã không nhận thức
...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức
và đã cảm giác” về điều đã không nhận thức ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố
tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức, đã thấy, và đã nghe” về điều đã không
nhận thức ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã
nhận thức, đã thấy, và đã cảm giác” về điều đã không nhận thức ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức, đã thấy, đã
nghe, và đã cảm giác” về điều đã không nhận thức bị phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) ...(như trên)...
[178] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã không
thấy” về điều đã thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi
ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói
điều dối trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.” Với
bốn yếu tố, ...(như trên)... Với năm yếu tố, ...(như trên)... Với sáu yếu tố,
...(như trên)... Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã không thấy”
về điều đã thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý
định.
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã không nghe” về
điều đã nghe ...(như trên)... “Tôi đã không cảm giác” về điều đã cảm giác
...(như trên)... “Tôi đã không nhận thức” về điều đã nhận thức bị phạm tội
pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối
trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” khi đã nói
(vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.” Với bốn yếu tố, ...(như
trên)... Với năm yếu tố, ...(như trên)... Với sáu yếu tố, ...(như trên)... Với
bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã không nhận thức” về điều đã nhận
thức bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ
nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,”
khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan
điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[179] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe” về
điều đã thấy ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi
đã cảm giác” về điều đã thấy ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều
dối trá: “Tôi đã nhận thức” về điều đã thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe và đã
cảm giác” về điều đã thấy ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối
trá: “Tôi đã nghe và đã nhận thức” về điều đã thấy ...(như trên)... Với ba yếu
tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nghe, đã cảm giác, và đã nhận thức” về
điều đã thấy bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác” về
điều đã nghe ...(như trên)... “Tôi đã nhận thức” về điều đã nghe ...(như
trên)... “Tôi đã thấy” về điều đã nghe bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã cảm giác và
đã nhận thức” về điều đã nghe ...(như trên)... “Tôi đã cảm giác và đã thấy” về
điều đã nghe ...(như trên)... “Tôi đã cảm giác, đã nhận thức, và đã thấy” về điều
đã nghe bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức” về
điều đã cảm giác ...(như trên)... “Tôi đã thấy” về điều đã cảm giác ...(như
trên)... “Tôi đã nghe” về điều đã cảm giác ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố
tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức và đã thấy” về điều đã cảm giác
...(như trên)... “Tôi đã nhận thức và đã nghe” về điều đã cảm giác ...(như
trên)... “Tôi đã nhận thức, đã thấy và đã nghe” về điều đã cảm giác ...(như
trên)... “Tôi đã thấy” về điều đã nhận thức ...(như trên)... “Tôi đã nghe” về
điều đã nhận thức ...(như trên)... “Tôi đã cảm giác” về điều đã nhận thức
...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy và đã
nghe” về điều đã nhận thức ...(như trên)... “Tôi đã thấy và đã cảm giác” về điều
đã nhận thức ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi
đã thấy, đã nghe, và đã cảm giác” về điều đã nhận thức bị phạm tội pācittiya
(ưng đối trị) ...(như trên)...
[180] Với ba yếu tố, vị có hoài nghi về điều đã thấy, không tin
điều đã thấy, không nhớ về điều đã thấy, quên điều đã thấy lại cố tình nói điều
dối trá: “Tôi đã thấy và đã nghe” bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ...(như
trên)... lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thấy và đã nghe, đã cảm giác, và
đã nhận thức” bị phạm tội pācittiya ...(như trên)... vị có hoài nghi về điều đã
nghe, không tin điều đã nghe, không nhớ về điều đã nghe, quên điều đã nghe
...(như trên)... vị có hoài nghi về điều đã cảm giác, không tin điều đã cảm
giác, không nhớ về điều đã cảm giác, quên điều đã cảm giác ...(như trên)... Với
ba yếu tố, vị có hoài nghi về điều đã nhận thức, không tin điều đã nhận thức,
không nhớ về điều đã nhận thức, quên điều đã nhận thức lại cố tình nói điều dối
trá: “Tôi đã nhận thức và đã thấy” ...(như trên)... “Tôi đã nhận thức và đã
nghe” ...(như trên)... “Tôi đã nhận thức và đã cảm giác” ...(như trên)... “Tôi
đã nhận thức, đã thấy, và đã nghe” ...(như trên)... “Tôi đã nhận thức, đã thấy,
và đã cảm giác” ...(như trên)... “Tôi đã nhận thức, đã thấy, đã nghe, và đã cảm
giác” bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ
nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,”
khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, ...(như trên)... Với năm yếu tố, ...(như trên)...
Với sáu yếu tố, ...(như trên)... Với bảy yếu tố, vị có hoài nghi về điều đã nhận
thức, không tin điều đã nhận thức, không nhớ về điều đã nhận thức, quên điều đã
nhận thức lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã nhận thức, đã thấy, đã nghe, và
đã cảm giác” bị phạm tội pācittiya (ưng đối trị): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng:
“Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối
trá,” khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt
quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý
định.
[181] Vị nói không suy nghĩ, vị nói theo thói quen (vị nói không
suy nghĩ–davāya bhaṇati–nghĩa là vị nói nhanh, vị nói theo thói quen–ravāya bhaṇati–nghĩa
là vị nghĩ rằng: “Ta sẽ nói điều này” lại nói điều khác), vị bị điên, vị vi phạm
đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ nhất
ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:
[182] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi,
Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục
Sư trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền
thiện theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề
nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo tội vi phạm, lại còn
chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như
trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi cãi cọ với các tỳ khưu
hiền thiện lại mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo tên gọi,
theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm,
theo phiền não, theo tội vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ
tiện?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi cãi cọ với các tỳ
khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo tên
gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm,
theo phiền não, theo tội vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ
tiện, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi trong khi cãi cọ với các
tỳ khưu hiền thiện lại mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo
tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc
điểm, theo phiền não, theo tội vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ
vả hạ tiện? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ
chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin.
…(như trên)…
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ
khưu rằng:
2. Điều học thứ nhì (Nói lời mắng
nhiếc)
[183] Câu chuyện về các tỳ-khưu
nhóm Lục Sư
[183] - Này các tỳ khưu, vào thời trước đây ở thành Takkasilā có người bà-la-môn nọ có con bò mộng tên là Nandivisāla. Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã nói với người bà-la-môn ấy điều này: “Này Bà-la-môn, hãy đi và hãy đánh cá với nhà phú thương một ngàn (nói rằng): ‘Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.’” Này các tỳ khưu, sau đó người bà-la-môn ấy đã đánh cá với nhà phú thương một ngàn (nói rằng): ‘Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.’ Này các tỳ khưu, sau đó người bà-la-môn ấy đã nối liền một trăm xe kéo lại với nhau rồi máng con bò mộng Nandivisāla vào và đã nói điều này: “Này đồ xạo, hãy đi. Này đồ xạo, hãy kéo.” Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã đứng yên ngay tại chỗ ấy. Này các tỳ khưu, khi ấy người bà-la-môn ấy bị thua một ngàn nên đã rầu rĩ.
Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã nói với người
bà-la-môn ấy điều này: “Này Bà-la-môn, vì sao ngươi lại rầu rĩ vậy?” “Này ông
bò, bởi vì do ông mà ta đã bị thua một ngàn như thế.” “Này Bà-la-môn, vì sao
ngươi lại bôi xấu ta bằng cách nói đồ xạo (trong khi) ta là kẻ không xạo? Này
Bà-la-môn, ngươi hãy đi và hãy đánh cá với nhà phú thương hai ngàn (nói rằng):
‘Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.’
Và chớ có bôi xấu ta bằng cách nói đồ xạo (trong khi) ta là kẻ không xạo.” Này
các tỳ khưu, sau đó người bà-la-môn ấy đã đánh cá với nhà phú thương hai ngàn
(nói rằng): ‘Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền
với nhau.’ Này các tỳ khưu, rồi người bà-la-môn ấy sau khi nối liền một trăm xe
kéo lại với nhau rồi đã máng con bò mộng Nandivisāla vào và đã nói điều này:
“Này bạn hiền, hãy đi. Này bạn hiền, hãy kéo.” Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng
Nandivisāla đã lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.
[184] Câu chuyện về con bò mộng
Nandivisāla. Sự quy định
[184]
Vị nói lời hoà nhã,
không hoà nhã luôn tránh.
Được nói lời hoà nhã
bò kéo đi gánh nặng,
vị thành tựu tài sản
nhờ vậy được hoan hỷ.
[185] Này các tỳ khưu, ngay từ thời ấy ta còn không hài lòng với
sự chửi rủa, với sự khinh bỉ, thì hiện nay điều gì khiến ta sẽ hài lòng với sự
chửi rủa, với sự khinh bỉ được? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm
tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã
có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học
này như vầy: “Khi nói lời mắng nhiếc thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[186] Mắng nhiếc theo mười
cách thức
[186] Lời mắng nhiếc nghĩa là vị mắng nhiếc theo mười sự việc: theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh hoạn, theo đặc điểm, theo phiền não, theo tội phạm, và bằng sự sỉ vả.
[187] Sự sanh ra nghĩa là có hai sự sanh ra: sự sanh ra thấp kém
và sự sanh ra cao quý. Sự sanh ra thấp kém nghĩa là sự sanh ra của hạng cùng
đinh, sự sanh ra của hạng đan tre, sự sanh ra của hạng thợ săn, sự sanh ra của
hạng làm xe, sự sanh ra của hạng hốt rác; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra thấp
kém. Sự sanh ra cao quý là sự sanh ra của hạng sát-đế-lỵ và sự sanh ra của
bà-la-môn; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra cao quý.
[188] Tên gọi nghĩa là có hai loại tên gọi: tên gọi thấp kém và
tên gọi cao quý. Tên gọi thấp kém nghĩa là tên Avakaṇṇaka, Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka,
Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka hoặc là (tên gọi) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm,
bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; tên gọi ấy gọi
là tên gọi thấp kém. Tên gọi cao quý nghĩa là được liên quan đến đức Phật, được
liên quan đến đức Pháp, được liên quan đến đức Tăng, hoặc là (tên gọi) không bị
khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng
ngay trong những xứ sở ấy; tên gọi ấy gọi là tên gọi cao quý.
[189] Dòng họ nghĩa là có hai loại dòng họ: dòng họ thấp kém và
dòng họ cao quý. Dòng họ thấp kém nghĩa là dòng họ Kosiya, dòng họ Bhāradvāja,
hoặc là (dòng họ) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được
tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; dòng họ ấy gọi là dòng họ thấp kém. Dòng họ
cao quý nghĩa là dòng họ Gotama, dòng họ Moggallāna, dòng họ Kaccāyana, dòng họ
Vāseṭṭha, hoặc là (dòng họ) không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm,
không bị xem thường, được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; dòng họ ấy gọi
là dòng họ cao quý.
[190] Công việc nghĩa là có hai loại công việc: công việc thấp
kém và công việc cao quý. Công việc thấp kém nghĩa là công việc của thợ mộc,
công việc hốt dọn bông hoa, hoặc là (công việc) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê
tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; công việc ấy
gọi là công việc thấp kém. Công việc cao quý nghĩa là việc đồng áng, việc
thương buôn, việc chăn bò, hoặc là (công việc) không bị khinh bỉ, không bị chê
bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng trong những xứ sở ấy;
công việc ấy gọi là công việc cao quý.
[191] Nghề nghiệp nghĩa là có hai loại nghề nghiệp: nghề nghiệp
thấp kém và nghề nghiệp cao quý. Nghề nghiệp thấp kém nghĩa là nghề đan tre,
nghề làm gốm, nghề thợ dệt, nghề thuộc da, nghề hớt tóc, hoặc là (nghề nghiệp)
bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay
trong những xứ sở ấy; nghề nghiệp ấy gọi là nghề nghiệp thấp kém. Nghề nghiệp
cao quý nghĩa là nghề quản lý, nghề kế toán, nghề thư ký, hoặc là (nghề nghiệp)
không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được
tôn trọng trong những xứ sở ấy; nghề nghiệp ấy gọi là nghề nghiệp cao quý.
[192] Tất cả các bệnh hoạn là thấp kém, tuy nhiên bệnh tiểu đường
là cao quý.
[193] Đặc điểm nghĩa là có hai đặc điểm: đặc điểm thấp kém và đặc
điểm cao quý. Đặc điểm thấp kém nghĩa là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng;
đặc điểm ấy gọi là đặc điểm thấp kém. Đặc điểm cao quý nghĩa là không quá cao,
không quá lùn, không quá đen, không quá trắng; đặc điểm ấy gọi là đặc điểm cao
quý.
[194] Tất cả các phiền não là thấp kém.
[195] Tất cả các tội vi phạm là thấp kém. Tuy nhiên, sự thành đạt
quả vị Nhập Lưu[2] là cao quý.
[196] Sự sỉ vả nghĩa là có hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự
sỉ vả cao quý. Sự sỉ vả thấp kém nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là con lạc đà,
ngươi là con cừu, ngươi là con bò , ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi
đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi,” đệm vào tiếng
“ya,” hoặc đệm vào tiếng “bha,” hoặc gọi là “kāṭa” đối với người nam và “koṭacikā”
đối với người nữ; sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả thấp kém. Sự sỉ vả cao quý nghĩa
là (nói rằng): “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi
là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ
cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả cao quý.
[197] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng
đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự thấp
kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ
săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[198] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng sát-đế-lỵ,
hạng bà-la-môn rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi
là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt
rác;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[199] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng
đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự cao
quý rằng: “Ngươi là sát-đế-lỵ, ngươi là bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[200] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng sát-đế-lỵ,
hạng bà-la-môn rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là sát-đế-lỵ, ngươi là
bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[201] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) thấp kém là Avakaṇṇaka,
Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka, Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi là Avakaṇṇaka, ngươi là Javakaṇṇaka, ngươi là Dhaniṭṭhaka, ngươi là Saviṭṭhaka,
ngươi là Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[202] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) cao quý là Buddharakkhita
Dhammarakkhita Saṅgharakkhita rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Avakaṇṇaka,
ngươi là Javakaṇṇaka, ngươi là Dhaniṭṭhaka, ngươi là Saviṭṭhaka, ngươi là
Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[203] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) thấp kém là Avakaṇṇaka,
Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka, Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là Buddharakkhita, ngươi là Dhammarakkhita, ngươi là Saṅgharakkhita;” vị
nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[204] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) cao quý là Buddharakkhita
Dhammarakkhita Saṅgharakkhita rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là
Buddharakkhita, ngươi là Dhammarakkhita, ngươi là Saṅgharakkhita;” vị nói thì
phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[205] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) thấp kém là Kosiya,
Bhāradvāja rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Kosiya, ngươi là Bhāradvāja;”
vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[206] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) cao quý là Gotama,
Moggallāna, Kaccāyana, Vāseṭṭha rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là
Kosiya, ngươi là Bhāradvāja;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo
từng lời nói.
[207] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) thấp kém là Kosiya,
Bhāradvāja rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Gotama, ngươi là Moggallāna,
ngươi là Kaccāyana, ngươi là Vāseṭṭha;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[208] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) cao quý là Gotama,
Moggallāna, Kaccāyana, Vāseṭṭha rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Gotama,
ngươi là Moggallāna, ngươi là Kaccāyana, ngươi là Vāseṭṭha;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[209] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có công việc) thấp kém là thợ mộc, người
hốt dọn bông hoa rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ mộc, ngươi là người
hốt dọn bông hoa;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[210] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có công việc) cao quý là nông phu,
thương buôn, người chăn bò rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ mộc,
ngươi là người hốt dọn bông hoa;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[211] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có công việc) thấp kém là thợ mộc, người
hốt dọn bông hoa rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là nông phu, ngươi là
thương buôn, ngươi là người chăn bò;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[212] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có công việc) cao quý là nông phu,
thương buôn, người chăn bò rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là nông phu,
ngươi là thương buôn, ngươi là người chăn bò;” vị nói thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị) theo từng lời nói.
[213] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) thấp kém là nghề đan
tre, nghề làm gốm, nghề thợ dệt, nghề thuộc da, nghề hớt tóc rồi nói theo sự thấp
kém rằng: “Ngươi là thợ đan tre, ngươi là thợ làm gốm, ngươi là thợ dệt, ngươi
là thợ thuộc da, ngươi là thợ hớt tóc;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[214] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) cao quý là quản lý, kế
toán, thư ký rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ đan tre, ngươi là thợ
làm gốm, ngươi là thợ dệt, ngươi là thợ thuộc da, ngươi là thợ hớt tóc;” vị nói
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[215] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) thấp kém là thợ đan
tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt tóc rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là quản lý, ngươi là kế toán, ngươi là thư ký;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[216] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) cao quý là quản lý, kế
toán, thư ký rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là quản lý, ngươi là kế toán,
ngươi là thư ký;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[217] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có bệnh hoạn) thấp kém là bệnh cùi, bệnh
mụt nhọt, bệnh chàm, bệnh lao phổi, bệnh động kinh rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi là người bệnh cùi, ngươi là người bệnh mụt nhọt, ngươi là người bệnh
chàm, ngươi là người bệnh lao phổi, ngươi là người bệnh động kinh;” vị nói thì
phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[218] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có bệnh hoạn) cao quý là bệnh tiểu đường
rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là người bệnh cùi, ngươi là người bệnh mụt
nhọt, ngươi là người bệnh chàm, ngươi là người bệnh lao phổi, ngươi là người bệnh
động kinh;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[219] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có bệnh hoạn) thấp kém là bệnh cùi, bệnh
mụt nhọt, bệnh chàm, bệnh lao phổi, bệnh động kinh rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là người bệnh tiểu đường;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[220] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có bệnh hoạn) cao quý là bệnh tiểu đường
rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người bệnh tiểu đường;” vị nói thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[221] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) thấp kém là quá cao, quá
lùn, quá đen, quá trắng rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là quá cao, ngươi
là quá lùn, ngươi là quá đen, ngươi là quá trắng;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[222] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) cao quý là không quá cao,
không quá lùn, không quá đen, không quá trắng rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi là quá cao, ngươi là quá lùn, ngươi là quá đen, ngươi là quá trắng;” vị
nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[223] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) thấp kém là quá cao, quá
lùn, quá đen, quá trắng rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là không quá cao,
ngươi là không quá lùn, ngươi là không quá đen, ngươi là không quá trắng;” vị
nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[224] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) cao quý là không quá cao,
không quá lùn, không quá đen, không quá trắng rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là không quá cao, ngươi là không quá lùn, ngươi là không quá đen, ngươi
là không quá trắng;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[225] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) thấp kém bị tham khuấy nhiễu,
bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi bị
tham khuấy nhiễu, ngươi bị sân khuấy nhiễu, ngươi bị si khuấy nhiễu;” vị nói
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[226] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) cao quý là có sự đoạn tận
tham, có sự đoạn tận sân, có sự đoạn tận si rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi bị tham khuấy nhiễu, ngươi bị sân khuấy nhiễu, ngươi bị si khuấy nhiễu;”
vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[227] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) thấp kém bị tham khuấy nhiễu,
bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã
đoạn tận tham, ngươi đã đoạn tận sân, ngươi đã đoạn tận si;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[228] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) cao quý là có sự đoạn tận
tham, có sự đoạn tận sân, có sự đoạn tận si rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi đã đoạn tận tham, ngươi đã đoạn tận sân, ngươi đã đoạn tận si;” vị nói
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[229] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) thấp kém là bị phạm tội
pārājika, bị phạm tội saṅghādisesa, bị phạm tội thullaccaya, bị phạm tội
pācittiya, bị phạm tội pāṭidesanīya, bị phạm tội dukkaṭa, bị phạm tội
dubbhāsita rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã phạm tội pārājika, ngươi đã
phạm tội saṅghādisesa, ngươi đã phạm tội thullaccaya, ngươi đã phạm tội
pācittiya, ngươi đã phạm tội pāṭidesanīya, ngươi đã phạm tội dukkaṭa, ngươi đã
phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[230] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) cao quý là đã chứng đạt quả
vị Nhập Lưu (Sota-āpatti) rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã phạm tội
pārājika, ...(như trên)... ngươi đã phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[231] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) thấp kém là phạm tội
pārājika, ...(như trên)... phạm tội dubbhāsita rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu (Sotāpatti);” vị nói thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị) theo từng lời nói.
[232] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) cao quý là đã chứng đạt quả
vị Nhập Lưu (Sota-āpatti) rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã chứng đạt quả
vị Nhập Lưu (Sotāpatti);” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng
lời nói.
[233] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém là con lạc đà,
con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa,
ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ
đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[234] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái,
có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự thấp kém rằng:
“Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa,
ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ
đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[235] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém là con lạc đà,
con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông
minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho
ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[236] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái,
có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông
minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho
ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[237] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị
là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị
nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[238] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị
là sát-đế-lỵ, là bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời
nói.
[239] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị
là Avakaṇṇaka, Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka, Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì
phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)... “Ở đây, có một số
vị là Buddharakkhita Dhammarakkhita Saṅgharakkhita;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là Kosiya,
Bhāradvāja;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là Gotama,
Moggallāna, Kaccāyana, Vāseṭṭha;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số
vị là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có
một số vị là nông phu, thương buôn, người chăn bò;” vị nói thì ...(như trên)...
“Ở đây, có một số vị là thợ đan tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt
tóc;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là quản lý, kế toán, thư
ký;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là người bệnh cùi, người
bệnh mụt nhọt, người bệnh chàm, người bệnh lao phổi, người bệnh động kinh;” vị
nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là người bệnh tiểu đường;” vị nói
thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng;”
vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là không quá cao, không quá
lùn, không quá đen, không quá trắng;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một
số vị bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu;” vị nói thì
...(như trên)... “Ở đây, có một số vị đã đoạn tận tham, đã đoạn tận sân, đã đoạn
tận si;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị đã phạm tội pārājika,
...(như trên)... đã phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây,
có một số vị đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây,
có một số vị là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục,
không có cõi trời cho những người ấy, khổ cảnh chờ đợi những người ấy;” vị nói
thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[240] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị
là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh
cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác) theo từng lời nói.
[241] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này
là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị
nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)...
Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có
ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là
thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh
cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác) theo từng lời nói.
[242] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải
là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị
nói thì ...(như trên)... “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm,
thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ
đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[243] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục người chưa tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói
theo sự thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự
thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự cao quý
rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái, có kinh nghiệm,
thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người
thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là
người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ
đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[244] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số
vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị
nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm,
thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời
chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời
nói.
[245] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ,
có ý định hạ nhục người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người
này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;”
vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)... “Có lẽ
những người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp
sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị
nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có
ý định hạ nhục người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải
là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị
nói thì ...(như trên)... “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm,
thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ
đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[246] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc
trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng
làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh,
ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng
hốt rác;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định
khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có
sự sanh ra) cao quý là hạng sát-đế-lỵ, hạng bà-la-môn rồi nói theo sự thấp kém
rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn,
ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita
(ác khẩu) theo từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định
khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có
sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm
xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là sát-đế-lỵ, ngươi là
bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định
khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có
sự sanh ra) cao quý là hạng sát-đế-lỵ, hạng bà-la-môn rồi nói theo sự cao quý rằng:
“Ngươi là sát-đế-lỵ, ngươi là bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita (ác khẩu)
theo từng lời nói. ...(như trên)...
Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định
khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (bằng
sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả)
cao quý rồi nói theo sự thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) thấp kém
rồi nói theo sự cao quý rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói
theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm,
ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không
có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita
(ác khẩu) theo từng lời nói.
[247] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một
số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có
khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm
tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[248] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Có lẽ những
người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư;” vị
nói thì phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[249] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Chúng tôi
không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư,
không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội
dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[250] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc
trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng
sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự thấp kém rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả)
thấp kém rồi nói theo sự cao quý rằng ...(như trên)... (bằng sự sỉ vả) cao quý
rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có
kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị
Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm
tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[251] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Ở đây, có một
số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có
khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm
tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[252] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Có lẽ những
người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư;” vị
nói thì phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[253] Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý
định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc
trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng
thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ...(như trên)... “Chúng tôi
không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư,
không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội
dubbhāsita (ác khẩu) theo từng lời nói.
[254] Vị (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị (nói để) đề cập đến
Pháp, vị (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị
thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ nhì
3. Điều học thứ ba: (Nói đâm
thọc)
[255] Câu chuyện về các tỳ-khưu
nhóm Lục Sư. Sự quy định
[255] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang đưa đến các sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa.
Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang đưa đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang đưa đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang đưa đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi (tạo ra) sự đâm thọc giữa các tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[256] Nói đâm thọc theo mười
cách thức
[256] Sự đâm thọc nghĩa là sự đâm thọc vì hai nguyên do: của vị ao ước được thương hoặc là của vị có ý định chia rẽ. Vị tạo ra sự đâm thọc theo mười sự việc: theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh hoạn, theo đặc điểm, theo phiền não, theo tội vi phạm, và bằng sự sỉ vả.
Sự sanh ra nghĩa là có hai sự sanh ra: sự sanh ra thấp kém và sự
sanh ra cao quý. Sự sanh ra thấp kém nghĩa là sự sanh ra của hạng cùng đinh, sự
sanh ra của hạng đan tre, sự sanh ra của hạng thợ săn, sự sanh ra của hạng làm
xe, sự sanh ra của hạng hốt rác; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra thấp kém. Sự
sanh ra cao quý là sự sanh ra của hạng sát-đế-lỵ và sự sanh ra của bà-la-môn; sự
sanh ra ấy gọi là sự sanh ra cao quý. ...(như trên)...
Sự sỉ vả nghĩa là có hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự sỉ vả
cao quý. Sự sỉ vả thấp kém nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là con lạc đà, ngươi là
con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục,
không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi,” đệm vào tiếng “ya,” hoặc
đệm vào tiếng “bha,” hoặc gọi là “kāṭa” đối với người nam và “koṭacikā” đối với
người nữ; sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả thấp kém. Sự sỉ vả cao quý nghĩa là (nói
rằng): “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người
thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho
ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả cao quý.
[257] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác”
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[258] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là sát-đế-lỵ, bà-la-môn” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[259] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là Avakaṇṇaka, Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka, Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[260] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là Buddharakkhita, Dhammarakkhita, Saṅgharakkhita” thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị) theo từng lời nói.
[261] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là Kosiya, Bhāradvāja” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[262] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là Gotama, Moggallāna, Kaccāyana, Vāseṭṭha” thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[263] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
[264] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là nông phu, thương buôn, người chăn bò” thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[265] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là thợ đan tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt tóc” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[266] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là quản lý, kế toán, thư ký” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng
lời nói.
[267] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là người bệnh cùi, người bệnh mụt nhọt, người bệnh chàm, người bệnh lao
phổi, người bệnh động kinh” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời
nói.
[268] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là người bệnh tiểu đường” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng
lời nói.
[269] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng” thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[270] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[271] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu” thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[272] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi đã đoạn tận tham, đã đoạn tận sân, đã đoạn tận si” thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị) theo từng lời nói.
[273] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi phạm tội pārājika, phạm tội saṅghādisesa, phạm tội thullaccaya, phạm tội
pācittiya, phạm tội pāṭidesanīya, phạm tội dukkaṭa, phạm tội dubbhāsita” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[274] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là vị Nhập Lưu” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[275] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục, không
có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi” thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[276] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói
ngươi là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là vị Pháp sư, không
có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi” thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo từng lời nói.
[277] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
‘Ở đây có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe,
hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác) theo từng lời nói.
[278] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
‘Ở đây có một số vị là sát-đế-lỵ, là bà-la-môn.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không
nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói.
[279] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
‘Ở đây có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là
Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy.’
Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo
từng lời nói.
[280] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm
xe, hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)...
Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự
đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Có lẽ
những người nào là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp
sư, những người ấy không có khổ cảnh, cõi trời chờ đợi những người ấy.’ Vị ấy chỉ
nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời
nói.
[281] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
‘Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm
xe, hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác) theo từng lời nói. ...(như trên)...
Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự
đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói:
‘Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là
Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi.’ Vị ấy chỉ
nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo từng lời
nói.
[282] Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự
đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo
từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên nghe từ người chưa tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) theo
từng lời nói.
Vị đã tu lên bậc trên nghe từ người chưa tu lên bậc trên rồi tạo
ra sự đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)
theo từng lời nói.
[283] Vị không ao ước được thương, vị không có ý định chia rẽ, vị
bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ ba
4. Điều học thứ tư (Dạy người
chưa tu lên bậc trên đọc Pháp)
[284] Câu chuyện về các tỳ-khưu
nhóm Lục Sư. Sự quy định
[284] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dạy các cư sĩ đọc Pháp theo từng câu. Các cư sĩ sống không tôn kính, không nghe lời, cư xử không thích đáng đối với các tỳ khưu.
Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê
phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại dạy các cư sĩ đọc Pháp theo
từng câu khiến các cư sĩ sống không tôn kính, không nghe lời, cư xử không thích
đáng đối với các tỳ khưu?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dạy các cư sĩ đọc Pháp theo
từng câu khiến các cư sĩ sống không tôn kính, không nghe lời, cư xử không thích
đáng đối với các tỳ khưu, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại dạy các cư sĩ đọc Pháp
theo từng câu khiến các cư sĩ sống không tôn kính, không nghe lời, cư xử không
thích đáng đối với các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem
lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các
ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dạy người chưa tu lên
bậc trên đọc Pháp theo từng câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[285] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Người chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu và tỳ khưu ni,
các người còn lại là người chưa tu lên bậc trên.
[286] Theo từng câu nghĩa là một câu (của bài kệ), đọc tiếp theo,
chỉ mỗi một âm, đọc hòa theo. Một câu (của bài kệ) nghĩa là bắt đầu đọc một lượt,
chấm dứt một lượt. Đọc tiếp theo nghĩa là người đọc trước người đọc sau rồi chấm
dứt một lượt. Chỉ mỗi một âm nghĩa là khi đang đọc chung “Rūpaṃ aniccaṃ,” vị (tỳ
khưu) chỉ đọc chữ “Rū” rồi ngưng. Đọc hòa theo nghĩa là khi đang đọc “Rūpaṃ
aniccaṃ,” (người chưa tu lên bậc trên) phát ra âm “Vedanā aniccā.” Điều gì là một
câu (của bài kệ), điều gì là đọc tiếp theo, điều gì là chỉ mỗi một âm, điều gì
là đọc hòa theo, tất cả điều ấy gọi là Pháp theo từng câu.
Pháp nghĩa là được giảng bởi đức Phật, được giảng bởi các vị
Thinh Văn, được giảng bởi các vị ẩn sĩ, được giảng bởi chư Thiên có liên quan đến
mục đích có liên quan đến Pháp bảo.
Dạy đọc Pháp: Vị dạy đọc theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị) theo mỗi một câu. Vị dạy đọc theo từ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo mỗi một từ.
[287] Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc
trên, vị dạy đọc Pháp theo từng câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị dạy đọc Pháp theo
từng câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, vị
dạy đọc Pháp theo từng câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, phạm
tội dukkaṭa (tác ác).
Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác
ác).
Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên thì vô tội.
[288] Trong khi bảo đọc tụng chung, trong khi thực hiện việc học
chung, vị dạy người (chưa tu lên bậc trên) đọc (bỏ băng) phần đã được học thuộc
lòng nhiều lần, vị dạy người (chưa tu lên bậc trên) đang đọc sai, vị bị điên, vị
vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ tư
5. Điều học thứ năm (Nằm chung
chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên)
[289] Câu chuyện về các tỳ-khưu
mới tu. Sự quy định lần thứ nhất
[289] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Āḷavī, nơi tháp thờ Aggāḷava. Vào lúc bấy giờ, các cư sĩ thường đi đến tu viện để nghe Pháp. Khi Pháp đã được giảng, các tỳ khưu trưởng lão đi về trú xá của các vị. Các tỳ khưu mới tu cùng với các cư sĩ nằm ngủ ngay tại nơi ấy ở phòng phục vụ; các vị bị thất niệm, không tỉnh giác, lõa thể, mớ ngủ, ngáy ngủ. Các cư sĩ phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các ngài đại đức lại nằm ngủ bị thất niệm, không tỉnh
giác, lõa thể, mớ ngủ, ngáy ngủ?
Các tỳ khưu đã nghe được các cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu lại nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên
bậc trên?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nằm chung chỗ ngụ với người
chưa tu lên bậc trên, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[290] Câu chuyện về sa-di Rāhula. Sự quy định thêm
[290] Sau đó, khi đã ngự tại thành Āḷavī theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Kosambī. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Kosambī. Tại nơi đó trong thành Kosambī, đức Thế Tôn ngự ở tu viện Badarikā. Các tỳ khưu đã nói với đại đức Rāhula điều này:
- Này đệ Rāhula, điều học đã được đức Thế Tôn quy định là: “Không
được nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên.” Này đệ Rāhula, hãy tìm chỗ
ngủ.
Khi ấy, trong khi không có được chỗ ngủ, đại đức Rāhula đã nằm ngủ
ở nhà tiêu. Sau đó vào canh cuối của đêm, đức Thế Tôn sau khi thức dậy đã đi đến
nhà tiêu, sau khi đi đến đã tằng hắng. Đại đức Rāhula cũng đã tằng hắng lại.
- Ai đó vậy?
- Bạch Thế Tôn, con là Rāhula.
- Này Rāhula, sau con lại nằm ở đây?
Khi ấy, đại đức Rāhula đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Sau
đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các
tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, ta cho phép nằm chung chỗ ngụ với người chưa
tu lên bậc trên hai hoặc ba đêm. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều
học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc
trên quá hai ba đêm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[291] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Người chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu, (các người)
còn lại gọi là người chưa tu lên bậc trên.
Quá hai ba đêm: là hơn hai hoặc ba đêm.
Với: là cùng chung.
Chỗ ngụ nghĩa là đã được lợp kín toàn bộ đã được che kín xung
quanh toàn bộ, đã được lợp kín phần lớn đã được che kín xung quanh phần lớn.
Nằm chung chỗ ngụ: vào ngày thứ tư lúc mặt trời đã lặn, khi người
chưa tu lên bậc trên đang nằm vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng
đối trị). Khi vị tỳ khưu đang nằm, người chưa tu lên bậc trên nằm xuống thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị). Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng
đối trị). Sau khi đứng dậy rồi (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị).
[292] Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc
trên, vị nằm chung chỗ ngụ quá hai ba đêm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nằm chung chỗ ngụ
quá hai ba đêm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, vị
nằm chung chỗ ngụ quá hai ba đêm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Trong chỗ lợp kín một nửa, che kín xung quanh một nửa thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, phạm
tội dukkaṭa (tác ác).
Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác
ác).
Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên thì vô tội.
[293] Vị ngụ hai ba đêm, vị ngụ chưa đủ hai ba đêm, sau khi ngụ
hai đêm vào đêm thứ ba đi ra ngoài trước rạng đông rồi lại cư ngụ tiếp, trong
chỗ lợp kín toàn bộ nhưng không che kín xung quanh toàn bộ, trong chỗ che kín
xung quanh toàn bộ nhưng không lợp kín toàn bộ, trong chỗ không được lợp kín phần
nhiều và không được che kín xung quanh phần nhiều, khi người chưa tu lên bậc
trên đang nằm thì vị tỳ khưu ngồi, khi vị tỳ khưu đang nằm thì người chưa tu
lên bậc trên ngồi, hoặc là cả hai đều ngồi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì
vô tội.
Hết điều học thứ năm
6. Điều học thứ sáu (Nằm chung
chỗ ngụ với người nữ)
[294] Câu chuyện về trưởng lão
Anuruddha. Sự quy định
[294] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Anuruddha trong khi đang đi đến thành Sāvatthi trong xứ sở Kosala nhằm lúc chiều tối đã ghé lại ngôi làng nọ. Vào lúc bấy giờ, ở trong ngôi làng ấy có nhà nghỉ trọ của người đàn bà nọ đã được sắp đặt.[3] Khi ấy, đại đức Anuruddha đã đi đến gặp người đàn bà ấy, sau khi đến đã nói với người đàn bà ấy điều này:
- Này chị gái, nếu cô không phiền lòng tôi có thể ngụ một đêm ở
phước xá.
- Thưa ngài, ngài có thể ngụ.
Những khách lữ hành khác cũng đã đi đến gặp người đàn bà ấy, sau
khi đến đã nói với người đàn bà ấy điều này:
- Thưa bà, nếu bà không phiền lòng chúng tôi có thể trú một đêm ở
phước xá.
- Có ngài sa-môn đã đến trước, nếu vị ấy cho phép các ông có thể
trú lại.
Khi ấy, những khách lữ hành ấy đã đi đến gặp đại đức Anuruddha,
sau khi đến đã nói với đại đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, nếu ngài không phiền lòng chúng tôi có thể trú một
đêm ở phước xá.
- Này các đạo hữu, hãy trú lại.
Khi ấy, người đàn bà ấy đã đem lòng say đắm do sự nhìn thấy đại đức
Anuruddha. Sau đó, người đàn bà ấy đã đi đến gặp đại đức Anuruddha, sau khi đến
đã nói với đại đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, bị quấy rầy bởi những người này ngài sẽ ngụ không được
an lạc. Thưa ngài, tốt thay tôi có thể sắp đặt cho ngài chiếc giường ở bên
trong.
Đại đức Anuruddha đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Sau đó, người
đàn bà ấy đã sắp đặt chiếc giường của mình ở bên trong cho đại đức Anuruddha rồi
khoác xiêm y và trang sức, xức hương thơm rồi đi đến gặp đại đức Anuruddha, sau
khi đến đã nói với đại đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, ngài là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái và thiếp là đẹp
dáng, đáng nhìn, khả ái. Thưa ngài, tốt thay thiếp có thể là vợ của ngài.
Khi được nói như thế, đại đức Anuruddha đã im lặng.
Đến lần thứ nhì, ...(như trên)...
Đến lần thứ ba, người đàn bà ấy đã nói với đại đức Anuruddha điều
này:
- Thưa ngài, ngài là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái và thiếp là đẹp
dáng, đáng nhìn, khả ái. Thưa ngài, tốt thay ngài hãy chấp nhận thiếp đây và tất
cả tài sản..
Đến lần thứ ba, đại đức Anuruddha đã im lặng.
Sau đó, người đàn bà ấy đã cởi ra tấm áo choàng và đi qua đi lại
phía trước đại đức Anuruddha, rồi đứng lại, rồi ngồi xuống, rồi nằm xuống. Khi ấy,
đại đức Anuruddha đã thu thúc các giác quan, cũng không nhìn người đàn bà ấy và
cũng không nói. Khi ấy, người đàn bà ấy (nghĩ rằng): “Ngài thật là kỳ diệu!
Ngài thật là phi thường! Nhiều người bỏ ra cả trăm cả ngàn vì ta, thế mà khi được
đích thân ta van xin vị sa-môn này lại không chịu chấp nhận ta đây và tất cả
tài sản,” rồi đã quấn lại tấm áo choàng, đê đầu ở hai chân của đại đức
Anuruddha và đã nói với đại đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, tội lỗi đã chiếm ngự lấy con khiến con trở nên đần độn,
ngu si, không có đạo đức nên con đã hành động như thế. Thưa ngài, xin ngài đại
đức ghi nhận sự sai trái trong tội lỗi ấy của con đây hầu để ngăn ngừa trong
tương lai.
- Này chị gái, đúng như vậy, tội lỗi đã chiếm ngự lấy cô khiến cô
trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức nên cô đã hành động như thế. Này chị
gái, chính từ việc đó cô đã thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng
theo Pháp, nay chúng tôi nhận biết điều ấy cho cô. Này chị gái, chính điều này
là sự tiến bộ trong giới luật của bậc Thánh: “Người nào sau khi thấy được sự
sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp sẽ có được sự ngăn ngừa trong
tương lai.”
Sau đó, khi trải qua đêm ấy người đàn bà ấy đã tự tay làm hài
lòng và thỏa mãn đại đức Anuruddha với thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm.
Đến khi đại đức Anuruddha đã thọ thực xong bàn tay đã rời khỏi bình bát, người
đàn bà ấy đã ngồi xuống ở một bên. Đại đức Anuruddha đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến
khích, và tạo niềm phấn khởi cho người đàn bà ấy đang ngồi một bên bằng bài
Pháp thoại. Sau đó, khi đã được đại đức Anuruddha chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến
khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, người đàn bà ấy đã nói với đại
đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, thật là tuyệt vời! Thưa ngài, thật là tuyệt vời!
Thưa ngài, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị
che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng):
“Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;” tương tợ như thế Pháp đã
được ngài đại đức Anuruddha giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Thưa ngài, con đây
xin quy y đức Thế Tôn ấy, Giáo Pháp, và Hội chúng tỳ khưu. Xin ngài đại đức chấp
nhận con là nữ cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời.
Sau đó, đại đức Anuruddha đã đi đến thành Sāvatthi và kể lại sự
việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn
nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Anuruddha lại nằm chung chỗ ngụ với người nữ?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này Anuruddha, nghe nói ngươi nằm chung chỗ ngụ với người nữ,
có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này Anuruddha, vì sao ngươi lại nằm chung chỗ ngụ với người nữ
vậy? Này Anuruddha, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức
tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nằm chung chỗ ngụ với người nữ thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị).”
[295] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Người nữ: nghĩa là nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải
ma nữ, không phải loài thú cái, ngay cả đứa bé gái mới sanh ngày hôm ấy cho đến
bà lão.
Với: là cùng chung.
Chỗ ngụ nghĩa là đã được lợp kín toàn bộ đã được che kín xung
quanh toàn bộ, đã được lợp kín phần lớn đã được che kín xung quanh phần lớn.
Nằm chung chỗ ngụ: là lúc mặt trời đã lặn, khi người nữ đang nằm
vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Khi vị tỳ khưu đang
nằm, người nữ nằm xuống thì phạm tội pācittiya. Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm
tội pācittiya. Sau khi đứng dậy rồi (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội
pācittiya.
[296] Người nữ, nhận biết là người nữ, vị nằm chung chỗ ngụ thì
phạm tội pācittiya.
Người nữ, có sự hoài nghi, vị nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội
pācittiya.
Người nữ, (lầm) tưởng không phải là người nữ, vị nằm chung chỗ ngụ
thì phạm tội pācittiya.
Trong chỗ lợp kín một nửa, che kín xung quanh một nửa, phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
Vị nằm chung chỗ ngụ với nữ dạ-xoa, hoặc với ma nữ, hoặc với người
vô căn, hoặc với thú cái thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không phải là người nữ, (lầm) tưởng là người nữ, phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Không phải là người nữ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác
ác).
Không phải là người nữ, nhận biết không phải là người nữ thì vô tội.
[297] Trong chỗ lợp kín toàn bộ nhưng không che kín xung quanh
toàn bộ, trong chỗ che kín xung quanh toàn bộ nhưng không lợp kín toàn bộ,
trong chỗ không được lợp kín phần nhiều và không được che kín xung quanh phần
nhiều, trong khi người nữ đang nằm thì vị tỳ khưu ngồi, trong khi vị tỳ khưu
đang nằm thì người nữ ngồi, hoặc cả hai đều ngồi, vị bị điên, vị vi phạm đầu
tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ sáu
7. Điều học thứ bảy (Thuyết
Pháp đến người nữ)
[298] Câu chuyện về tỳ-khưu
Udāyi. Sự quy định lần thứ nhất
[298] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi là vị thường tới lui với các gia đình và đi đến nhiều gia đình ở thành Sāvatthi. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Udāyi đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến gia đình nọ. Vào lúc bấy giờ, bà chủ nhà đang ngồi ở cửa lớn của căn nhà. Cô con dâu đang ngồi ở cửa phòng trong. Khi ấy, đại đức Udāyi đã đi đến gặp bà chủ nhà, sau khi đến đã thuyết Pháp thầm thì bên tai của bà chủ nhà. Khi ấy, cô con dâu đã khởi ý điều này: “Vị sa-môn ấy là tình nhân của mẹ chồng hay là đang tán tỉnh?” Sau đó, khi đã thuyết Pháp thầm thì bên tai của bà chủ nhà, đại đức Udāyi đã đi đến gặp cô con dâu, sau khi đến đã thuyết Pháp thầm thì bên tai của cô con dâu. Khi ấy, bà chủ nhà đã khởi ý điều này: “Vị sa-môn ấy là tình nhân của con dâu hay là đang tán tỉnh?” Sau đó, khi đã thuyết Pháp thầm thì bên tai của cô con dâu, đại đức Udāyi đã ra đi. Khi ấy, bà chủ nhà đã nói với cô con dâu điều này:
- Này con, vị sa-môn ấy đã nói gì với con vậy?
- Thưa mẹ, vị ấy đã thuyết Pháp cho con. Vậy đã nói gì với mẹ?
- Cũng đã thuyết Pháp cho mẹ.
Hai người nữ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao đại đức Udāyi lại thuyết Pháp thầm thì bên tai của người
nữ, không lẽ Pháp không nên được thuyết giảng công khai và minh bạch?
Các tỳ khưu đã nghe được các người nữ ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai rằng:
- Vì sao đại đức Udāyi lại thuyết Pháp đến người nữ?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này Udāyi, nghe nói ngươi thuyết Pháp đến người nữ, có đúng
không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại thuyết Pháp đến người nữ vậy?
Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin,
…(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào thuyết Pháp đến người nữ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[299] Sự quy định thêm lần thứ
nhất. Sự quy định thêm lần thứ nhì
[299] Vào lúc bấy giờ, các nữ cư sĩ sau khi nhìn thấy các tỳ khưu đã nói điều này:
- Xin các ngài đại đức hãy thuyết Pháp.
- Này các chị gái, không được phép thuyết Pháp đến người nữ.
- Xin các ngài đại đức hãy thuyết Pháp năm sáu câu thôi, có thể
được phép học Pháp chỉ với chừng ấy.
- Này các chị gái, không được phép thuyết Pháp đến người nữ.
Rồi trong khi ngần ngại, các vị đã không thuyết. Các nữ cư sĩ
phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các ngài đại đức khi được chúng tôi thỉnh cầu lại không
thuyết Pháp?
Các tỳ khưu đã nghe được các nữ cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức
Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu
rằng:
- Này các tỳ khưu, ta cho phép thuyết Pháp năm sáu câu đến người
nữ. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ
khưu nào thuyết Pháp đến người nữ hơn năm sáu câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[300] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Đức
Thế Tôn đã cho phép thuyết Pháp năm sáu câu đến người nữ.” Các vị ấy sau khi bảo
người nam không trí suy xét ngồi gần rồi thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu
câu. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại bảo người nam không trí suy
xét ngồi gần rồi thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi bảo người nam không trí suy
xét ngồi gần rồi thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại bảo người nam không
trí suy xét ngồi gần rồi thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu vậy? Này những
kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin,
…(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào thuyết Pháp đến người nữ hơn năm sáu câu ngoại trừ có người nam
có trí suy xét thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[301] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Người nữ: nghĩa là nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải
ma nữ, không phải loài thú cái, có hiểu biết, có khả năng nhận biết lời nói tốt
và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.
Hơn năm sáu câu: là vượt quá năm sáu câu.[4]
Pháp nghĩa là được giảng bởi đức Phật, được giảng bởi các vị
Thinh Văn, được giảng bởi các vị ẩn sĩ, được giảng bởi chư Thiên có liên quan đến
mục đích có liên quan đến Pháp bảo.
Thuyết: vị thuyết theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
theo mỗi một câu. Vị thuyết theo từ thì phạm tội ưng đối trị theo mỗi một từ.
Ngoại trừ có người nam có trí suy xét: trừ ra có người nam có trí
suy xét.
Người nam có trí suy xét nghĩa là có khả năng nhận biết lời nói tốt
và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.
[302] Người nữ, nhận biết là người nữ, vị thuyết Pháp hơn năm sáu
câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có người nam có trí suy xét.
Người nữ, có sự hoài nghi, vị thuyết Pháp hơn năm sáu câu thì phạm
tội pācittiya ngoại trừ có người nam có trí suy xét.
Người nữ, (lầm) tưởng không phải là người nữ, vị thuyết Pháp hơn
năm sáu câu thì phạm tội pācittiya ngoại trừ có người nam có trí suy xét.
Vị thuyết Pháp hơn năm sáu câu đến nữ dạ-xoa, hoặc ma nữ, hoặc
người vô căn, hoặc loài thú có thân người nữ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) ngoại
trừ có người nam có trí suy xét.
Không phải là người nữ, (lầm) tưởng là người nữ, phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Kkhông phải là người nữ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác
ác).
Không phải là người nữ, nhận biết không phải là người nữ thì vô tội.
[303] Vị thuyết Pháp hơn năm sáu câu có người nam có trí suy xét,
vị thuyết Pháp chưa tới năm sáu câu, vị sau khi đứng dậy ngồi xuống lại rồi
thuyết Pháp, vị thuyết trong khi người nữ đứng dậy rồi ngồi xuống lại, vị thuyết
đến người nữ khác,[5] vị hỏi câu hỏi, vị trả lời khi được hỏi câu hỏi, người nữ
lắng nghe vị đang thuyết vì lợi ích của người nam khác, vị bị điên, vị vi phạm
đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ bảy
8. Điều học thứ tám ( Tuyên bố
pháp thượng nhân)
[304] Câu chuyện về các tỳ-khưu
ở bờ sông Vaggumudā. Sự quy định
[304] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu thân thiết đồng quan điểm đã vào mùa (an cư) mưa ở bờ sông Vaggumudā. Vào lúc bấy giờ, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã khởi ý điều này: “Hiện nay, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Còn chúng ta có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau, vậy bằng phương thức nào chúng ta có thể sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?”
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, chúng ta hãy quyết định làm công việc cho các
người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng
ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một
cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc
cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta hãy đưa tin tức cho các người
tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có
sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải
mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc
cho các người tại gia? Việc gì lại đưa tin tức cho các người tại gia? Này các đại
đức, chúng ta sẽ nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại
gia rằng: “Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt nhị thiền, vị
tỳ khưu như vầy đạt tam thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tứ thiền, vị tỳ khưu như
vầy là vị Nhập Lưu, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị
Bất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị A-la-hán, vị tỳ khưu như vầy có tam Minh, vị
tỳ khưu như vầy có lục Thông;” như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta.
Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an
cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
- Này các đại đức, chính điều này là tốt hơn hết tức là việc
chúng ta nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia.
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân
đến các người tại gia:
- Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, ...(như trên)... vị tỳ khưu
như vầy có lục Thông
Khi ấy, những người dân ấy (nghĩ rằng): “Quả thật điều lợi ích đã
có cho chúng ta! Quả thật chúng ta đã đạt được điều tốt! Chúng ta có được các tỳ
khưu như vầy trong số các tỳ khưu có giới có thiện pháp vào mùa (an cư) mưa! Quả
thật từ trước đến nay không có các tỳ khưu như vầy vào mùa (an cư) mưa như là
các vị tỳ khưu có giới có thiện pháp này vậy!” Họ cúng dường đến các tỳ khưu những
vật thực loại mềm mà họ không ăn cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ,
không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến
bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng
dường đến các tỳ khưu những vật thực loại cứng mà họ không nhai cho chính bản
thân, không dâng đến cha mẹ, ...(như trên)..., không cho đến các thân quyến
cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những thức nếm mà họ không nếm
thử cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, ...(như trên)... không cho đến
các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những thức uống
mà họ không uống cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ
con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các
quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống.
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã có được tướng mạo, căn quyền sung
mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh.
[305] Điều này đã trở thành thông lệ cho các tỳ khưu đã trải qua
mùa (an cư) mưa là đi đến diện kiến đức Thế Tôn. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy trải
qua ba tháng mùa (an cư) mưa đã thu xếp chỗ trú ngụ, cầm y bát, ra đi về phía
thành Vesālī. Trong khi tuần tự du hành, các vị đã đi đến thành Vesālī,
Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế
Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.
Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ở các
phương thì ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân;
trái lại các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā có được tướng mạo, căn quyền sung
mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh.
Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối
với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị các tỳ khưu ở bờ sông
Vaggumudā điều này:
- Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp
không? Các ngươi có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa
(an cư) mưa có được thoải mái không? Và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?
- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc đều tốt đẹp.
Và bạch ngài, chúng con có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống
qua mùa (an cư) mưa được thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Các đấng Như Lai dầu biết vẫn hỏi, dầu biết các vị vẫn không hỏi,
biết đúng thời các vị mới hỏi, biết đúng thời các vị vẫn không hỏi. Các đấng
Như lai hỏi có liên quan đến lợi ích và không (hỏi việc) không có liên quan đến
lợi ích, khi không có liên quan đến lợi ích các đấng Như Lai có cách để cắt đứt
vấn đề. Chư Phật Thế Tôn hỏi các tỳ khưu bởi hai lý do: “Chúng ta sẽ thuyết
Pháp hoặc sẽ quy định điều học cho các đệ tử.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với
các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này:
- Này các tỳ khưu, các ngươi có sự hợp nhất, thân thiện, không
cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái và không bị khó nhọc vì
đồ ăn khất thực như thế nào?
Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, các ngươi có thực chứng không?
- Bạch Thế Tôn, có thực chứng.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các ngươi lại ca ngợi lẫn nhau về pháp
thượng nhân đến các người tại gia vì lý do của bao tử vậy? Này các tỳ khưu, sự
việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và
này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào
tuyên bố pháp thượng nhân đến người chưa tu lên bậc trên (nếu) có thực chứng
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[306] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Người chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu và tỳ khưu ni,
(các người) còn lại là người chưa tu lên bậc trên.
[307] Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng
đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự thực chứng về Quả, sự dứt bỏ
phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.
[308] Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát,
vô nguyện giải thoát.[6]
Định: là vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định.
Sự chứng đạt: là sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng
đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện.
Trí tuệ: là tam Minh.
Sự tu tập về Đạo: là tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ
Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Chánh Đạo.
Sự thực chứng về Quả: là sự thực chứng quả vị Nhập Lưu, sự thực
chứng quả vị Nhất Lai, sự thực chứng quả vị Bất Lai, sự thực chứng quả vị
A-la-hán.
Sự dứt bỏ phiền não: là sự dứt bỏ tham ái, sự dứt bỏ sân, sự dứt
bỏ si.
Sự không còn bị che lấp của tâm: nghĩa là tâm không còn bị che lấp
bởi tham ái, tâm không còn bị che lấp bởi sân, tâm không còn bị che lấp bởi si.
Sự thỏa thích ở nơi thanh vắng: là sự thỏa thích ở nơi thanh vắng
với sơ thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với nhị thiền, sự thỏa thích ở nơi
thanh vắng với tam thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tứ thiền.
[309] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng sơ thiền” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Tuyên bố: Vị nói đến
người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi chứng sơ thiền” thì phạm tội pācittiya.
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng được sơ thiền”
thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đạt sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu
lên bậc trên rằng: “Tôi trú sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói
đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” thì phạm tội
pācittiya.
[310] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền, ... tam thiền, ... tứ
thiền, ... tôi đạt ... tôi trú tứ thiền, ... tôi đã thực chứng tứ thiền” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị).
[311] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được vô phiền não giải thoát, vô tướng
giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định,
... tôi đạt ... tôi trú vô nguyện định, ... tôi đã thực chứng vô nguyện định”
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[312] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sự chứng đạt về trạng thái vô phiền
não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện,
... tôi đạt ... tôi trú sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, ... tôi đã thực
chứng sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[313] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được tam Minh, ... tôi đạt ... tôi trú
tam Minh, ... tôi đã thực chứng tam Minh” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[314] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý
Túc, ... tôi đạt ... tôi trú tứ Như Ý Túc, ... tôi đã thực chứng tứ Như Ý Túc”
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[315] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được ngũ Quyền, ngũ Lực, ... tôi đạt
... tôi trú ngũ Lực, ... tôi đã thực chứng ngũ Lực” thì phạm tội pācittiya (ưng
đối trị).
[316] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được thất Giác Chi, ... tôi đạt ... tôi
trú thất Giác Chi, ... tôi đã thực chứng thất Giác Chi” thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị).
[317] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được bát Chánh Đạo, ... tôi đạt ... tôi
trú bát Chánh Đạo, ... tôi đã thực chứng bát Chánh Đạo” thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị).
[318] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai,
quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán, ... tôi đạt ... tôi trú quả vị A-la-hán, ...
tôi đã thực chứng quả vị A-la-hán” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[319] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã từ bỏ tham ái, tôi đã từ bỏ sân, tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi,
đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” thì phạm tội pācittiya (ưng
đối trị). ,
[320] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm
của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, tâm
của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[321] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ
thiền ở nơi thanh vắng, tôi đạt ... tôi trú tứ thiền ở nơi thanh vắng, tôi đã
thực chứng tứ thiền ở nơi thanh vắng” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[322] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và nhị thiền, ... tôi đạt
... tôi trú sơ thiền và nhị thiền, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và nhị thiền”
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng
... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tam thiền, ...(như trên)...
“Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tứ thiền, ... tôi
đạt ... tôi trú sơ thiền và tứ thiền, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tứ thiền”
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[323] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền, vô phiền não giải thoát,
vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, và
vô nguyện định, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và vô nguyện định, ... tôi đã
thực chứng sơ thiền và vô nguyện định” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[324] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và sự chứng đạt về trạng
thái vô phiền não, và sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, và sự chứng đạt về
trạng thái vô nguyện, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và sự chứng đạt về trạng
thái vô nguyện, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô
nguyện” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[325] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã
chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tam Minh, ... tôi đạt ...
tôi trú sơ thiền và tam Minh, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tam Minh” thì
phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[326] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tứ Niệm Xứ, sơ thiền
và tứ Chánh Cần, sơ thiền và tứ Như Ý Túc, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và
tứ Như Ý Túc, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tứ Như Ý Túc” thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị).
[327] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và ngũ Quyền, sơ thiền và
ngũ Lực, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và ngũ Lực, ... tôi đã thực chứng sơ
thiền và ngũ Lực” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[328] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và thất Giác Chi, ... tôi
đạt ... tôi trú sơ thiền và thất Giác Chi, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và thất
Giác Chi” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[329] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và bát Chánh Đạo, ... tôi
đạt ... tôi trú sơ thiền và bát Chánh Đạo, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và
bát Chánh Đạo” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[330] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và quả vị Nhập Lưu, sơ
thiền và quả vị Nhất Lai, sơ thiền và quả vị Bất Lai, sơ thiền và quả vị
A-la-hán, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và quả vị A-la-hán, ... tôi đã thực
chứng sơ thiền và quả vị A-la-hán” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[331] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tôi đã từ bỏ tham ái,
và tôi đã từ bỏ sân, và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã
xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[332] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tâm của tôi không bị
che lấp bởi tham ái, và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi
không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[333] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền và tam thiền, nhị thiền
và tứ thiền, ... tôi đạt ... tôi trú nhị thiền và tứ thiền, ... tôi đã thực chứng
nhị thiền và tứ thiền” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng
nhị thiền ...(như trên)... và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng
... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền và sơ thiền, ... tôi đạt ... tôi
trú nhị thiền và sơ thiền, ... tôi đã thực chứng nhị thiền và sơ thiền” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị). ...(như trên)...
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của
tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được
sơ thiền. ... tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đạt ... tôi trú sơ thiền,
tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã thực chứng sơ thiền” thì phạm tội
pācittiya (ưng đối trị). ...(như trên)...
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của
tôi không bị che lấp bởi si và và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” thì phạm
tội pācittiya (ưng đối trị).
[334] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi
đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ
thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô
phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô
phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô
nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực,
thất Giác Chi, bát Chánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai,
quả vị A-la-hán, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã
từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ,
đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si ...(như trên)... Tâm của tôi không bị
che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không
bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[335] Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng sơ thiền” lại nói: “Tôi đã chứng nhị thiền,” (người nghe) hiểu được
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe) không hiểu được thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng sơ thiền” lại nói: “Tôi đã chứng tam thiền, tứ thiền, vô phiền
não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định,
vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng
đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ
Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát
Chánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán,
tôi đã từ bỏ tham ái, tôi đã từ bỏ sân, tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi,
đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, tâm của tôi không bị che lấp
bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che
lấp bởi si,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người
nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[336] Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng nhị thiền” ...(như trên)... lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp
bởi si,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người
nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng nhị thiền” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người nghe) hiểu được
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe) không hiểu được thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác). ...(như trên)...
Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người
nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe) không hiểu được
thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). ...(như trên)...
Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi
sân,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe)
không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền ” ...(như trên)... Vị
có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp
bởi sân” lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si,” (người nghe) hiểu được
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe) không hiểu được thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
[337] Tuyên bố: Vị có ý định nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng:
“Tôi đã chứng nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền ” ...(như trên)... “Tâm của tôi
không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người nghe) hiểu được
thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị), (người nghe) không hiểu được thì phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
[338] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị
(tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng
... đã chứng được sơ thiền, vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của
sơ thiền, sơ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ
khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng
... đã chứng được nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; vị tỳ khưu ấy có sự đạt được
... có sự an trú của tứ thiền; tứ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy”
thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ
khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng
... đã chứng được vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải
thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định; vị tỳ khưu ấy có sự đạt
được ... có sự an trú của vô nguyện định; vô nguyện định đã được thực chứng bởi
vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ
khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng sự chứng đạt
về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về
trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền,
ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Chánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị
Bất Lai và quả vị A-la-hán, ...(như trên)... vị tỳ khưu ấy đã từ bỏ tham ái,
...(như trên)... đã từ bỏ sân ...(như trên)... đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát
khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, vị tỳ khưu ấy có tâm
không bị che lấp bởi tham ái, có tâm không bị che lấp bởi sân, và có tâm không
bị che lấp bởi si” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ
khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng...
đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ
khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền
ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy ở nơi thanh vắng” thì phạm
tội dukkaṭa (tác ác).
Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ
khưu) nào đã thọ dụng trú xá của đạo hữu, vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng y của đạo
hữu, vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng vật thực của đạo hữu, vị (tỳ khưu) nào đã thọ
dụng chỗ trú ngụ của đạo hữu, vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng vật dụng là thuốc
men trị bệnh của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được tứ
thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của tứ
thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ
khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[339] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Trú
xá của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, y của đạo hữu đã được thọ
dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, vật thực của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ
khưu) nào, chỗ trú ngụ của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, vật dụng
là thuốc men trị bệnh của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, vị tỳ
khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ
khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền
ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
[340] Tuyên bố: Vị nói đến người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị
(tỳ khưu) nào đạo hữu đã đi đến và đã dâng trú xá, và đã dâng vật dụng là y, vật
thực, chỗ trú ngụ, dược phẩm trị bệnh, vị tỳ khưu ấy đã chứng tứ thiền ở nơi
thanh vắng; ,,,(như trên)... tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị
tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[341] Vị tuyên bố sự thực chứng đến người đã tu lên bậc trên, vị
vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ tám
9. Điều học thứ chín (Công bố
tội xấu của tỳ-khưu)
[342] Câu chuyện về tỳ-khưu
Upananda. Sự quy định
[342] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Upananda con trai dòng Sākya gây chuyện bất đồng với các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Vị ấy sau khi phạm tội xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã thỉnh cầu hội chúng hành phạt parivāsa về tội ấy. Hội chúng đã ban cho vị ấy hành phạt parivāsa về tội ấy. Vào lúc bấy giờ, tại thành Sāvatthi có buổi trai phạn của phường hội nọ. Vị ấy đang chịu hành phạt parivāsa nên đã ngồi chỗ ngồi cuối cùng trong nhà ăn. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nói với các cư sĩ ấy điều này:
- Này các đạo hữu, vị này là đại đức Upananda con trai dòng Sākya
được quen thuộc với quý vị, là vị thường tới lui với các gia đình, là vị thọ dụng
vật tín thí bằng chính bàn tay đã gắng sức làm xuất ra tinh dịch. Vị ấy sau khi
phạm tội xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã thỉnh cầu hội chúng hành phạt parivāsa
về tội ấy. Hội chúng đã ban cho vị ấy hành phạt parivāsa về tội ấy. Vị ấy đang
chịu hành phạt parivāsa nên đã ngồi chỗ ngồi cuối cùng trong nhà ăn.
Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê
phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại công bố tội xấu của vị tỳ
khưu đến người chưa tu lên bậc trên?
Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi công bố tội xấu của vị tỳ
khưu đến người chưa tu lên bậc trên, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại công bố tội xấu của vị
tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không
đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu,
các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào công bố tội xấu của
vị tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)
ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu.”
[343] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Của tỳ khưu: là của vị tỳ khưu khác.
Tội xấu nghĩa là bốn tội pārājika (bất cộng trụ) và mười ba tội
saṅghādisesa (tăng tàng).
Người chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu và tỳ khưu ni,
các người còn lại là người chưa tu lên bậc trên.
Công bố: Vị công bố đến người nữ, hoặc đến người nam, hoặc đến
người tại gia, hoặc đến vị xuất gia.
Ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ khưu: Trừ ra có sự đồng ý của
các tỳ khưu.
[344] Có sự đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về tội không có
sự giới hạn về gia đình. Có sự đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về gia
đình không có sự giới hạn về tội. Có sự đồng ý của các tỳ khưu có sự giới hạn về
tội và có sự giới hạn về gia đình. Có sự đồng ý của các tỳ khưu không có sự giới
hạn về tội và không có sự giới hạn về gia đình.
Có sự giới hạn về tội nghĩa là các tội được xét đến: “Nên công bố
với chừng ấy tội.” Có sự giới hạn về gia đình nghĩa là các gia đình được xét đến:
“Nên công bố đến chừng ấy gia đình.” Có sự giới hạn về tội và có sự giới hạn về
gia đình nghĩa là các tội được xét đến và các gia đình được xét đến: “Nên công
bố với chừng ấy tội đến chừng ấy gia đình.” Không có sự giới hạn về tội và
không có sự giới hạn về gia đình nghĩa là các tội không được xét đến và các gia
đình không được xét đến: “Nên công bố với chừng ấy tội đến chừng ấy gia đình.”
[345] Khi có sự giới hạn về tội, trừ ra các tội được xét đến vị
công bố các tội khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Khi có sự giới hạn về
gia đình, trừ ra các gia đình được xét đến vị công bố đến các gia đình khác thì
phạm tội pācittiya. Khi có sự giới hạn về tội và có sự giới hạn về gia đình, trừ
ra các tội được xét đến và trừ ra các gia đình được xét đến, vị công bố các tội
khác đến các gia đình khác thì phạm tội pācittiya. Khi không có sự giới hạn về
tội và không có sự giới hạn về gia đình thì vô tội.
[346] Tội xấu, nhận biết là tội xấu, vị công bố đến người chưa tu
lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có sự đồng ý của
các tỳ khưu.
Tội xấu, có sự hoài nghi, vị công bố đến người chưa tu lên bậc
trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có sự đồng ý của các tỳ
khưu.
Tội xấu, (lầm) tưởng không phải là tội xấu, vị công bố đến người
chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có sự đồng
ý của các tỳ khưu.
[347] Vị công bố tội không phải là tội xấu thì phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Vị công bố sự vi phạm tội xấu hoặc tội không xấu của người chưa
tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không phải là tội xấu, (lầm) tưởng là tội xấu, phạm tội dukkaṭa
(tác ác).
Không phải là tội xấu, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác
ác).
Không phải là tội xấu, nhận biết không phải là tội xấu, phạm tội
dukkaṭa (tác ác).
[348] Vị tuyên bố về sự việc không (tuyên bố) về tội, vị tuyên bố
về tội không (tuyên bố) về sự việc, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ chín
10. Điều học thứ mười (Đào đất)
[349] Câu chuyện về các tỳ-khưu
ở thành Āḷavī. Sự quy định
[349] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Āḷavī, nơi tháp thờ Aggāḷava. Vào lúc bấy giờ, trong khi thực hiện công trình mới các tỳ khưu ở thành Āḷavī tự đào và bảo đào đất. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử lại tự đào và bảo đào đất, các sa-môn
Thích tử giết hại mạng sống chỉ có một giác quan?
Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê
bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ở thành Āḷavī lại tự đào và bảo đào đất?
Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
…(như trên)…
- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi tự đào và bảo đào đất, có
đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tự đào và bảo đào đất
vậy? Này những kẻ rồ dại, bởi vì dân chúng nghĩ rằng có mạng sống ở trong đất.
Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức
tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và
này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào tự
đào hoặc bảo đào đất thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[350] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập
trong ý nghĩa này.
Đất nghĩa là có hai loại đất: đất màu mỡ và đất không màu mỡ.
Đất màu mỡ (jātā paṭhavī) nghĩa là thuần đất, thuần sét, có ít
đá, có ít sỏi, có ít mảnh sành, có ít sạn, có ít cát, phần lớn là đất, phần lớn
là sét, đất chưa được đốt cháy là đất màu mỡ được nói đến. Đống đất hoặc đống
sét được thấm nước mưa hơn bốn tháng, đây cũng được gọi là đất màu mỡ.
Đất không màu mỡ (ajātā paṭhavī) nghĩa là thuần đá, thuần sỏi,
thuần mảnh sành, thuần sạn, thuần cát, có ít đất, có ít đất sét, phần lớn là
đá, phần lớn là sỏi, phần lớn là mảnh sành, phần lớn là sạn, phần lớn là cát,
đã được đốt cháy là đất không màu mỡ được đề cập đến. Đống đất hoặc đống sét được
thấm nước mưa chưa tới bốn tháng, đây cũng được gọi là đất không màu mỡ.
[351] Đào: là tự mình đào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Bảo đào: là bảo người khác đào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Được ra lệnh một lần, mặc dầu (vị kia) đào nhiều lần (vị ra lệnh chỉ) phạm (một)
tội pācittiya (ưng đối trị).
[352] Đất, nhận biết là đất, vị tự đào, hoặc bảo đào, hoặc làm vỡ
ra, hoặc bảo làm vỡ ra, hoặc đốt cháy, hoặc bảo đốt cháy thì phạm tội pācittiya
(ưng đối trị).
Đất, có sự hoài nghi, vị tự đào, hoặc bảo đào, hoặc làm vỡ ra, hoặc
bảo làm vỡ ra, hoặc đốt cháy, hoặc bảo đốt cháy thì phạm tội pācittiya (ưng đối
trị).
Đất, (lầm) tưởng không phải là đất, vị tự đào, hoặc bảo đào, hoặc
làm vỡ ra, hoặc bảo làm vỡ ra, hoặc đốt cháy, hoặc bảo đốt cháy thì vô tội.
Không phải đất, (lầm) tưởng là đất, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không phải là đất, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không phải là đất, nhận biết không phải là đất thì vô tội.
[353] Bài kệ tóm lược phần Nói
Dối
[353] Vị nói rằng: “Hãy tìm vật này, hãy bố thí vật này, hãy mang
lại vật này, có nhu cầu về vật này, hãy làm vật này thành được phép,” không cố
ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Hết điều học thứ mười
Phần Nói Dối là phần thứ nhất
Tóm lược phần này:
Dối, mắng nhiếc, đâm thọc,
câu Pháp, nằm hai điều,
với người biết, thực chứng,
tội xấu, việc đào (đất).
[1] Ngài Buddhaghosa nói rằng:
“Nghe nói vào thời đức Phật có 80.000 người đàn ông đã từ dòng Sākya đi xuất
gia, vị này là một vị trong số đó.”
[2] Đây là nghệ thuật chơi chữ:
āpatti có hai nghĩa là “tội vi phạm” và “sự đạt đến.” Sotāpatti = Sota–āpatti:
sự đạt được vào giòng chảy tức là quả vị Nhập Lưu. Tất cả các āpatti (tội vi phạm)
là thấp kém. Tuy nhiên, sự đạt đến quả vị Nhập Lưu (Sota–āpatti) là cao quý.
[3] Ngài Buddhaghosa giải
thích rằng người đàn bà ấy đã lập nên ngôi nhà trọ ấy để làm phước báu. Khi đi
đến ngôi làng ấy, nhiều người biết tin nên đã tìm đến xin trú đêm.
[4] Ngài Buddhaghosa giải
thích về chữ “câu” (vācā) là một câu của bài kệ (eko gāthāpādo). Và một câu của
bài kệ thông thường có ít nhất là 8 âm.
[5] Sau khi thuyết đến người nữ
này chưa đến năm sáu câu, vị ấy chuyển sang thuyết đến người nữ khác. Theo cách
ấy, trong một tư thế ngồi vị ấy có thể thuyết đến 1000 người nữ (theo lời giải
thích của ngài Buddhaghosa).
[6] Vô phiền não giải thoát
(suññato vimokkho) là nội tâm không còn tham sân si, vô tướng giải thoát
(animitto vimokkho) là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si, vô nguyện
giải thoát (appaṇihito vimokkho) là không còn trạng thái mong mỏi về tham sân
si (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
Xem Phần 2 Thảo Mộc - Quay về Mục Lục Chương 8 - Xem tiếp Chương 9
Quay về Mục Lục Phân Tích Giới Tì Khưu 2
0 Comments