Tạng Luật - Đại Phẩm - Chương 9. CAMPĀ - Tụng Phẩm 1

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Đại Phẩm (Mahāvagga)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Chương 9. Campā (Campeyyakkhandhaka)

1. Tụng phẩm thứ nhất

Mục Lục

[174] Câu chuyện về vị tỳ khưu Kassapagotta ở làng Vāsabha

[175] Hành sự của các tỳ khưu ở Campā. Bốn loại hành sự

[178] Hành sự của các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Sáu loại hành sự

[180] Giảng giải về sáu loại hành sự

[187] Năm loại hội chúng: bốn vị, năm vị, mười vị...

[188] Hành sự liên quan đến năm loại hội chúng

[193] Giảng giải về các trường hợp: Phản đối, Mời ra, Phục hồi

Nội Dung

[174] Câu chuyện về vị tỳ khưu Kassapagotta ở làng Vāsabha

[174] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Campā ở bờ hồ sen Gaggarā. Vào lúc bấy giờ, trong xứ Kāsī có ngôi làng tên là Vāsabha. Ở đó có vị tỳ khưu tên Kassapagotta là vị thường trú, gắn bó với truyền thống, thực hiện sự nỗ lực (nghĩ rằng): “Làm thế nào để các vị tỳ khưu hiền thiện chưa đi đến có thể đi đến, các vị tỳ khưu hiền thiện đã đến rồi có thể sống an lạc, và trú xứ này có thể đạt được sự lớn mạnh, sự tăng trưởng, và sự phát triển?”

Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu trong khi đi du hành ở xứ Kāsī đã đến trú ngụ tại làng Vāsabha. Tỳ khưu Kassapagotta đã nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã sắp xếp chỗ ngồi, đã đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, rồi đã đi ra tiếp rước y bát, dâng nước uống, đã nỗ lực trong việc tắm (của các vị ấy), và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Khi ấy, các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, vị tỳ khưu thường trú này tốt thật! Vị ấy đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng ta), và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này các đại đức, vậy thì chúng ta hãy sắp xếp việc định cư ngay tại nơi đây trong làng Vāsabha.” Sau đó, các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã sắp xếp việc định cư ngay tại nơi ấy trong làng Vāsabha.

Khi ấy, tỳ khưu Kassapagotta đã khởi ý điều này: “Sự mệt nhọc vì việc đi đến của các vị tỳ khưu vãng lai này (nay) đã được tiêu tan. Các vị này (trước đây) không biết các chỗ đi khất thực, bây giờ các vị ấy biết các chỗ đi khất thực. Thật khó khăn khi phải nỗ lực trọn đời cho những người khác gia tộc, và sự gợi ý (yêu cầu) lại không được dân chúng hoan h. Hay là ta sẽ không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa?” Vị ấy đã không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Sau đó, các tỳ khưu vãng lai đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, trước đây chính vị tỳ khưu thường trú này đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng ta) và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Hiện nay, vị này đây không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này các đại đức, giờ đây vị tỳ khưu thường trú này đã trở nên hư hỏng. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy thi hành án treo đối với vị tỳ khưu thường trú này đi.” Sau đó, các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã tụ họp lại và nói với tỳ khưu Kassapagotta điều này:

- Này đại đức, trước đây chính đại đức đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng tôi) và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Hiện nay, đại đức đây không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này đại đức, đại đức đã phạm tội. Đại đức có nhìn nhận tội ấy không?

- Này các đại đức, tôi không có tội cho nên tôi không thể nhìn nhận được.

Khi ấy, các tỳ khưu vãng lai ấy đã thi hành án treo trong việc không nhìn nhận tội đối với tỳ khưu Kassapagotta.

Khi ấy, tỳ khưu Kassapagotta đã khởi ý điều này: “Thật sự ta không hiểu được sự việc này: ‘Điều ấy là tội hay không phải tội, ta có phạm tội hay không phạm, và ta đã bị án treo hay không bị án treo, đúng Pháp hay không đúng Pháp, có thể sửa đổi hay không thể sửa đổi, đáng được duy trì hay không đáng được duy trì?’ Hay là ta nên đi Campā và hỏi đức Thế Tôn về sự việc này?” Sau đó, tỳ khưu Kassapagotta đã thu xếp chỗ trú ngụ rồi cầm y bát ra đi về phía Campā. Tuần tự, vị ấy đã đến Campā gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với tỳ khưu Kassapagotta điều này:

- Này tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Ngươi đi đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này tỳ khưu, ngươi từ đâu đến vậy?

- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc được tốt đẹp. Và bạch ngài, con đi đường xa ít có mệt nhọc. Bạch ngài, trong xứ Kāsī có ngôi làng tên là Vāsabha. Ở đó, con là vị thường trú, gắn bó với truyền thống, thực hiện sự nỗ lực (nghĩ rằng): “Làm thế nào để các vị tỳ khưu hiền thiện chưa đi đến có thể đi đến, các vị tỳ khưu hiền thiện đã đến rồi có thể sống an lạc, và trú xứ này có thể đạt được sự lớn mạnh, sự tăng trưởng, và sự phát triển?” Bạch ngài, sau đó có nhiều vị tỳ khưu trong khi đi du hành ở xứ Kāsī đã đến trú ngụ tại làng Vāsabha. Bạch ngài, con đã nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã sắp xếp chỗ ngồi, đã đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, rồi đã đi ra tiếp rước y bát, dâng nước uống, đã nỗ lực trong việc tắm (của các vị ấy), và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Bạch ngài, khi ấy các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, vị tỳ khưu thường trú này tốt thật! Vị ấy đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng ta), và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này các đại đức, vậy thì chúng ta hãy sắp xếp việc định cư ngay tại nơi đây trong làng Vāsabha.” Bạch ngài, sau đó các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã sắp xếp việc định cư ngay tại nơi ấy trong làng Vāsabha. Bạch ngài, khi ấy con đây đã khởi ý điều này: “Sự mệt nhọc vì việc đi đến của các vị tỳ khưu vãng lai này (nay) đã được tiêu tan. Các vị này (trước đây) không biết các chỗ đi khất thực, bây giờ các vị ấy biết các chỗ đi khất thực. Thật khó khăn khi phải nỗ lực trọn đời cho những người khác gia tộc, và sự gợi ý (yêu cầu) lại không được dân chúng hoan h. Hay là ta sẽ không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa?” Bạch ngài, con đây đã không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Bạch ngài, sau đó các tỳ khưu vãng lai ấy đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, trước đây chính vị tỳ khưu thường trú này đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng ta) và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Hiện nay, vị này đây không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này các đại đức, giờ đây vị tỳ khưu thường trú này đã trở nên hư hỏng. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy thi hành án treo đối với vị tỳ khưu thường trú này đi.” Bạch ngài, sau đó các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã tụ họp lại và nói với con điều này: “Này đại đức, trước đây chính đại đức đã nỗ lực trong việc tắm (của chúng tôi) và cũng đã nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Hiện nay, đại đức đây không nỗ lực trong vấn đề cháo, vật thực cứng, và bữa ăn nữa. Này đại đức, đại đức đã phạm tội. Đại đức có nhìn nhận tội ấy không?” “Này các đại đức, tôi không có tội cho nên tôi không thể nhìn nhận được.” Bạch ngài, khi ấy các tỳ khưu vãng lai ấy đã thi hành án treo trong việc không nhìn nhận tội đối với con. Bạch ngài, khi ấy con đã khởi ý điều này: “Thật sự ta không hiểu được sự việc này: ‘Điều ấy là tội hay không phải tội, ta có phạm tội hay không phạm, và ta đã bị án treo hay không bị án treo, đúng Pháp hay không đúng Pháp, có thể sửa đổi hay không thể sửa đổi, đáng được duy trì hay không đáng được duy trì?’ Hay là ta nên đi Campā và hỏi đức Thế Tôn về sự việc này?” Bạch Thế Tôn, con từ nơi đó đi đến.

- Này tỳ khưu, việc ấy là vô tội, việc ấy không phải là tội. Ngươi là không có tội, ngươi không có phạm tội. Ngươi là không bị án treo, ngươi không có bị án treo. Ngươi đã bị án treo bởi hành sự không đúng Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì. Này tỳ khưu, ngươi hãy đi và hãy sắp xếp việc định cư ngay tại nơi ấy trong làng Vāsabha.

- Bạch ngài, xin vâng.

Rồi vị tỳ khưu Kassapagotta nghe theo đức Thế Tôn, đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi về làng Vāsabha.

Khi ấy, các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã trở nên hối hận, đã trở nên ăn năn (nghĩ rằng): “Thật là bất lợi cho chúng ta, thật là không có lợi ích cho chúng ta, rồi chúng ta sẽ gặt quả xấu, rồi chúng ta sẽ không được quả tốt; chúng ta đã thi hành án treo không có cơ sở không có nguyên nhân đối với vị tỳ khưu trong sạch không có phạm tội. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy đi Campā và sám hối sự sai trái trong tội lỗi ấy nơi đức Thế Tôn.” Sau đó, các vị tỳ khưu vãng lai ấy đã thu xếp chỗ trú ngụ rồi cầm y bát ra đi về hướng Campā. Tuần tự, các vị ấy đã đến Campā gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ấy điều này:

- Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không ? Mọi việc có được tốt đẹp không? Các ngươi đi đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này các tỳ khưu, các ngươi từ đâu đi đến vậy?

- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc được tốt đẹp. Và bạch ngài, chúng con đi đường xa ít có mệt nhọc. Bạch ngài, trong xứ Kāsī có ngôi làng tên là Vāsabha. Bạch Thế Tôn, chúng con từ nơi đó đi đến.

- Này các tỳ khưu, các ngươi đã thi hành án treo vị tỳ khưu thường trú có phải không?

- Bạch Thế Tôn, thưa phải.

- Này các tỳ khưu, dựa trên cơ sở gì vậy, dựa vào nguyên nhân gì vậy?

- Bạch Thế Tôn, không có cơ sở, không có nguyên nhân.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Vì sao những kẻ rồ dại các ngươi lại thi hành án treo không có cơ sở, không có nguyên nhân đối với vị tỳ khưu trong sạch không có phạm tội? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên thi hành án treo không có cơ sở, không có nguyên nhân đối với vị tỳ khưu trong sạch không có phạm tội; vị nào thi hành án treo thì phạm tội dukkaa (tác ác).

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, quỳ xuống đê đầu ở hai chân của đức Thế Tôn, rồi nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tội lỗi đã chiếm ngự lấy chúng con khiến chúng con trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức là việc chúng con thi hành án treo không có cơ sở, không có nguyên nhân đối với vị tỳ khưu trong sạch không có phạm tội. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn ghi nhận sự sai trái trong tội lỗi ấy của chúng con hầu để ngăn ngừa trong tương lai.

- Này các tỳ khưu, đúng như vậy. Tội lỗi đã chiếm ngự lấy các ngươi khiến các ngươi trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức là việc các ngươi thi hành án treo không có cơ sở, không có nguyên nhân đối với vị tỳ khưu trong sạch không có phạm tội. Này các tỳ khưu, chính từ việc đó các ngươi đã thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp, chúng ta nhận biết điều ấy cho các ngươi. Này các tỳ khưu, chính điều này là sự tiến bộ trong giới luật của bậc Thánh: “Người nào sau khi thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp sẽ có được sự ngăn ngừa trong tương lai.”

[175] Hành sự của các tỳ khưu ở Campā. Bốn loại hành sự

[175] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ở Campā đã thực thi các hành sự có hình thức như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự sai Pháp có sự hợp nhất, các vị thực thi hành sự đúng Pháp theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp (dhammapairūpakena) theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất, chỉ một vị thi hành án treo một vị, chỉ một vị thi hành án treo hai vị, chỉ một vị thi hành án treo một số vị, chỉ một vị thi hành án treo cả hội chúng, chỉ hai vị thi hành án treo một vị, chỉ hai vị thi hành án treo hai vị, chỉ hai vị thi hành án treo một số vị, chỉ hai vị thi hành án treo cả hội chúng, chỉ một số vị thi hành án treo một vị, chỉ một số vị thi hành án treo hai vị, chỉ một số vị thi hành án treo một số vị, chỉ một số vị thi hành án treo cả hội chúng, hội chúng thi hành án treo hội chúng.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu ở Campā lại thực thi các hành sự có hình thức như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, ...(như trên)..., hội chúng thi hành án treo hội chúng?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ở Campā thực thi các hành sự có hình thức như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, ...(như trên)..., hội chúng thi hành án treo hội chúng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

...(như trên)... Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại và bảo các tỳ khưu rằng:

[176] - Này các tỳ khưu, nếu hành sự là sai Pháp, theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là sai Pháp, có sự hợp nhất thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là đúng Pháp, theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp, theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp, có sự hợp nhất, thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một vị thi hành án treo một vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một vị thi hành án treo hai vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một vị thi hành án treo một số vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một vị thi hành án treo cả hội chúng thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ hai vị thi hành án treo một vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ hai vị thi hành án treo hai vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ hai vị thi hành án treo một số vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ hai vị thi hành án treo cả hội chúng thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một số vị thi hành án treo một vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một số vị thi hành án treo hai vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một số vị thi hành án treo một số vị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Chỉ một số vị thi hành án treo cả hội chúng thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Hội chúng thi hành án treo hội chúng thì không phải là hành sự và không nên thực thi.

[177] Này các tỳ khưu, đây là bốn loại hành sự: Hành sự sai Pháp theo phe nhóm, hành sự sai Pháp có sự hợp nhất, hành sự đúng Pháp theo phe nhóm, hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất.

Này các tỳ khưu, trường hợp ấy tức là hành sự sai Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, hành sự này có bản chất sai Pháp, có bản chất phe nhóm, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì. Này các tỳ khưu, hành sự như thế không nên thực thi và hành sự như thế không được ta cho phép.

Này các tỳ khưu, trường hợp ấy tức là hành sự sai Pháp có sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hành sự này có bản chất sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì. Này các tỳ khưu, hành sự như thế không nên thực thi và hành sự như thế không được ta cho phép.

Này các tỳ khưu, trường hợp ấy tức là hành sự đúng Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, hành sự này có bản chất phe nhóm, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì. Này các tỳ khưu, hành sự như thế không nên thực thi và hành sự như thế không được ta cho phép.

Này các tỳ khưu, trường hợp ấy tức là hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hành sự này có bản chất đúng Pháp, có bản chất hợp nhất, không thể sửa đổi, đáng được duy trì. Này các tỳ khưu, hành sự như thế nên được thực thi và hành sự như thế được ta cho phép.

Này các tỳ khưu, do đó ở đây: “Chúng ta sẽ thực thi hành sự như vầy tức là đúng Pháp có sự hợp nhất.” Này các tỳ khưu, các ngươi nên học tập theo đúng như thế.

[178] Hành sự của các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Sáu loại hành sự

[178] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thực thi các hành sự như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự sai Pháp có sự hợp nhất, các vị thực thi hành sự đúng Pháp theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm, các vị thực thi hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất, các vị thực thi hành sự thiếu lời đề nghị (ñatti) nhưng có các lời khẳng định (anussāvana), các vị thực thi hành sự thiếu các lời khẳng định nhưng có lời đề nghị, các vị thực thi hành sự thiếu lời đề nghị và thiếu luôn các lời khẳng định, các vị thực thi hành sự đối nghịch với Pháp, các vị thực thi hành sự đối nghịch với Luật, các vị thực thi hành sự đối nghịch với lời dạy của bậc Đạo Sư, các vị thực thi hành sự đã bị chê trách khi được thực thi, không đúng Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại thực thi các hành sự như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, ...(như trên)..., các vị thực thi hành sự đã bị chê trách khi được thực thi, không đúng Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu nhóm Lục Sư thực thi các hành sự như vầy: Các vị thực thi hành sự sai Pháp theo phe nhóm, ...(như trên)..., các vị thực thi hành sự đã bị chê trách khi được thực thi, không đúng Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì,, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

...(như trên)... Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại và bảo các tỳ khưu rằng:

[179] - Này các tỳ khưu, nếu là hành sự sai Pháp theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự sai Pháp có sự hợp nhất thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự đúng Pháp theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự thiếu lời đề nghị nhưng có các lời khẳng định thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự thiếu các lời khẳng định nhưng có lời đề nghị thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự thiếu lời đề nghị và thiếu luôn các lời khẳng định thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự đối nghịch với Pháp thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu đối nghịch với Luật thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự đối nghịch với lời dạy của bậc Đạo Sư thì không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu là hành sự đã bị chê trách khi được thực thi, không đúng Pháp, có thể sửa đổi, không đáng được duy trì thì không phải là hành sự và không nên thực thi.

[180] Giảng giải về sáu loại hành sự

[180] Này các tỳ khưu, đây là sáu loại hành sự: Hành sự sai Pháp, hành sự theo phe nhóm, hành sự có sự hợp nhất, hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm, hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất, hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất.

[181] Và này các tỳ khưu, thế nào là hành sự sai Pháp?

Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai (ñattidutiya kamma), nếu thực thi hành sự với một lời đề nghị và không công bố lời khẳng định của hành sự, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, nếu thực thi hành sự với hai lời đề nghị và không công bố lời khẳng định của hành sự, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, nếu thực thi hành sự với một lời khẳng định của hành sự và không xác định lời đề nghị, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, nếu thực thi hành sự với hai lời khẳng định của hành sự và không xác định lời đề nghị, (như thế là) hành sự sai Pháp.

Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư (ñatticatuttha kamma), nếu thực thi hành sự với một lời đề nghị và không công bố lời khẳng định của hành sự, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, nếu thực thi hành sự với hai lời đề nghị và không công bố lời khẳng định của hành sự, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, nếu thực thi hành sự với một lời khẳng định của hành sự và không xác định lời đề nghị, (như thế là) hành sự sai Pháp. Này các tỳ khưu, trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, nếu thực thi hành sự với hai lời khẳng định của hành sự, với ba lời khẳng định của hành sự, với bốn lời khẳng định của hành sự và không xác định lời đề nghị, (như thế là) hành sự sai Pháp.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự sai Pháp.

[182] Và này các tỳ khưu, thế nào là hành sự theo phe nhóm?

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai (ñattidutiya kamma), các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự (kammappattā) các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm.

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư (ñatticatuttha kamma), các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự theo phe nhóm.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự theo phe nhóm.

[183] Và này các tỳ khưu, thế nào là hành sự có sự hợp nhất?

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự có sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự có sự hợp nhất.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự có sự hợp nhất.

[184] Này các tỳ khưu, thế nào là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm?

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy chưa đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận chưa được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận chưa được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm.

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy chưa đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận chưa được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận chưa được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm.

[185] Này các tỳ khưu, thế nào là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất?

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, (vị tỳ khưu) công bố lời khẳng định trước và xác định lời đề nghị sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất.

[186] Này các tỳ khưu, thế nào là hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất?

Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ hai, (vị tỳ khưu) xác định lời đề nghị trước và thực thi hành sự với một lời khẳng định của hành sự sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, nếu trong hành sự được thông báo đến lần thứ tư, (vị tỳ khưu) xác định lời đề nghị trước và thực thi hành sự với ba lời khẳng định của hành sự sau, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị cần phải gởi tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện không phản đối, (như thế là) hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất.

Này các tỳ khưu, đây được gọi là hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất.

[187] Năm loại hội chúng: bốn vị, năm vị, mười vị...

[187] Có năm hội chúng: Hội chúng tỳ khưu với nhóm bốn vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm năm vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm mười vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm hai mươi vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm trên hai mươi vị.

Này các tỳ khưu, ở đây hội chúng tỳ khưu với nhóm bốn vị này có thể thành tựu đúng Pháp với sự hợp nhất tất cả các loại hành sự ngoại trừ ba hành sự: tu lên bậc trên, lễ Pavāraā (Tự Tứ), và sự giải tội (abbhāna).

Này các tỳ khưu, ở đây hội chúng tỳ khưu với nhóm năm vị này có thể thành tựu đúng Pháp với sự hợp nhất tất cả các loại hành sự ngoại trừ hai hành sự: tu lên bậc trên ở các nước trung tâm (majjhimesu janapadesu) và sự giải tội.

Này các tỳ khưu, ở đây hội chúng tỳ khưu với nhóm mười vị này có thể thành tựu đúng Pháp với sự hợp nhất tất cả các loại hành sự ngoại trừ một hành sự là sự giải tội.

Này các tỳ khưu, ở đây hội chúng tỳ khưu với nhóm hai mươi vị này có thể thành tựu đúng Pháp với sự hợp nhất tất cả các loại hành sự.

Này các tỳ khưu, ở đây hội chúng tỳ khưu với nhóm trên hai mươi vị này có thể thành tựu đúng Pháp với sự hợp nhất tất cả các loại hành sự.

[188] Hành sự liên quan đến năm loại hội chúng

[188] Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm bốn vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ tư là tỳ khưu ni thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm bốn vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ tư là cô ni tu tập sự ...(như trên)... có vị thứ tư là sa di, có vị thứ tư là sa di ni, có vị thứ tư là vị xả bỏ điều học, có vị thứ tư là vị bị phạm tội cực nặng, có vị thứ tư là vị bị án treo trong việc không nhìn nhận tội, có vị thứ tư là vị bị án treo trong việc không sửa chữa lỗi, có vị thứ tư là vị bị án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác, có vị thứ tư là kẻ vô căn, có vị thứ tư là kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), có vị thứ tư là kẻ đã đi theo ngoại đạo, có vị thứ tư là loài thú, có vị thứ tư là kẻ giết mẹ, có vị thứ tư là kẻ giết cha, có vị thứ tư là kẻ giết A-la-hán, có vị thứ tư là kẻ làm ô uế tỳ khưu ni, có vị thứ tư là kẻ chia rẽ hội chúng, có vị thứ tư là kẻ làm chảy máu (đức Phật), có vị thứ tư là kẻ lưỡng căn, có vị thứ tư là vị không đồng cộng trú, có vị thứ tư đứng ở ranh giới khác (nānāsīmāya), có vị thứ tư đứng trên không trung nhờ vào thần thông ... Nếu hành sự là công việc của nhóm bốn vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ tư là đối tượng mà hội chúng thực thi hành sự đến, thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Công việc của nhóm bốn vị.

[189] Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm năm vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ năm là tỳ khưu ni thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm năm vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ năm là cô ni tu tập sự ...(như trên)... có vị thứ năm là sa di, có vị thứ năm là sa di ni, có vị thứ năm là vị xả bỏ điều học, có vị thứ năm là vị bị phạm tội cực nặng, có vị thứ năm là vị bị án treo trong việc không nhìn nhận tội, có vị thứ năm là vị bị án treo trong việc không sửa chữa lỗi, có vị thứ năm là vị bị án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác, có vị thứ năm là kẻ vô căn, có vị thứ năm là kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), có vị thứ năm là kẻ đã đi theo ngoại đạo, có vị thứ năm là loài thú, có vị thứ năm là kẻ giết mẹ, có vị thứ năm là kẻ giết cha, có vị thứ năm là kẻ giết A-la-hán, có vị thứ năm là kẻ làm ô uế tỳ khưu ni, có vị thứ năm là kẻ chia rẽ hội chúng, có vị thứ năm là kẻ làm chảy máu (đức Phật), có vị thứ năm là kẻ lưỡng căn, có vị thứ năm là vị không đồng cộng trú, có vị thứ năm đứng ở ranh giới khác, có vị thứ năm đứng trên không trung nhờ vào thần thông ... Nếu hành sự là công việc của nhóm năm vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ năm là đối tượng mà hội chúng thực thi hành sự đến, thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Công việc của nhóm năm vị.

[190] Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm mười vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ mười là tỳ khưu ni thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm mười vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ mười là cô ni tu tập sự ...(như trên)... có vị thứ mười là sa di, có vị thứ mười là sa di ni, có vị thứ mười là vị xả bỏ điều học, có vị thứ mười là vị bị phạm tội cực nặng, có vị thứ mười là vị bị án treo trong việc không nhìn nhận tội, có vị thứ mười là vị bị án treo trong việc không sửa chữa lỗi, có vị thứ mười là vị bị án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác, có vị thứ mười là kẻ vô căn, có vị thứ mười là kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), có vị thứ mười là kẻ đã đi theo ngoại đạo, có vị thứ mười là loài thú, có vị thứ mười là kẻ giết mẹ, có vị thứ mười là kẻ giết cha, có vị thứ mười là kẻ giết A-la-hán, có vị thứ mười là kẻ làm ô uế tỳ khưu ni, có vị thứ mười là kẻ chia rẽ hội chúng, có vị thứ mười là kẻ làm chảy máu (đức Phật), có vị thứ mười là kẻ lưỡng căn, có vị thứ mười là vị không đồng cộng trú, có vị thứ mười đứng ở ranh giới khác, có vị thứ mười đứng trên không trung nhờ vào thần thông ... Nếu hành sự là công việc của nhóm mười vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ mười là đối tượng mà hội chúng thực thi hành sự đến, thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Công việc của nhóm mười vị.

[191] Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ hai mươi là tỳ khưu ni thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi. Này các tỳ khưu, nếu hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ hai mươi là cô ni tu tập sự ...(như trên)... có vị thứ hai mươi là sa di, có vị thứ hai mươi là sa di ni, có vị thứ hai mươi là vị xả bỏ điều học, có vị thứ hai mươi là vị bị phạm tội cực nặng, có vị thứ hai mươi là vị bị án treo trong việc không nhìn nhận tội, có vị thứ hai mươi là vị bị án treo trong việc không sửa chữa lỗi, có vị thứ hai mươi là vị bị án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác, có vị thứ hai mươi là kẻ vô căn, có vị thứ hai mươi là kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), có vị thứ hai mươi là kẻ đã đi theo ngoại đạo, có vị thứ hai mươi là loài thú, có vị thứ hai mươi là kẻ giết mẹ, có vị thứ hai mươi là kẻ giết cha, có vị thứ hai mươi là kẻ giết A-la-hán, có vị thứ hai mươi là kẻ làm ô uế tỳ khưu ni, có vị thứ hai mươi là kẻ chia rẽ hội chúng, có vị thứ hai mươi là kẻ làm chảy máu (đức Phật), có vị thứ hai mươi là kẻ lưỡng căn, có vị thứ hai mươi là vị không đồng cộng trú, có vị thứ hai mươi đứng ở ranh giới khác ... Nếu hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị và thực thi hành sự (với nhóm) có vị thứ hai mươi là đối tượng mà hội chúng thực thi hành sự đến, thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Công việc của nhóm hai mươi vị.

[192] Này các tỳ khưu, nếu (hội chúng có) vị thứ tư là vị đang thực thi hành phạt parivāsa rồi ban cho hành phạt parivāsa, cho (thực hành) trở lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, có vị ấy là vị thứ hai mươi rồi giải tội thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Này các tỳ khưu, nếu (hội chúng có) vị thứ tư là vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu rồi ban cho hành phạt parivāsa, cho (thực hành) trở lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, có vị ấy là vị thứ hai mươi rồi giải tội thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Này các tỳ khưu, nếu (hội chúng có) vị thứ tư là vị xứng đáng hành phạt mānatta rồi ban cho hành phạt parivāsa, cho (thực hành) trở lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, có vị ấy là vị thứ hai mươi rồi giải tội thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Này các tỳ khưu, nếu (hội chúng có) vị thứ tư là vị đang thực thi hành phạt mānatta rồi ban cho hành phạt parivāsa, cho (thực hành) trở lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, có vị ấy là vị thứ hai mươi rồi giải tội thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

Này các tỳ khưu, nếu (hội chúng có) vị thứ tư là vị xứng đáng sự giải tội rồi ban cho hành phạt parivāsa, cho (thực hành) trở lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, có vị ấy là vị thứ hai mươi rồi giải tội thì (hành sự ấy) không phải là hành sự và không nên thực thi.

[193] Giảng giải về các trường hợp: Phản đối, Mời ra, Phục hồi

[193] Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của một hạng người có giá trị, của một hạng người không có giá trị.

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của hạng người nào không có giá trị?

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của vị tỳ khưu ni không có giá trị. Này các tỳ khưu, của cô ni tu tập sự ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của sa di ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của sa di ni ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị xả bỏ điều học ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị phạm tội cực nặng ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị điên ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị có tâm bị rối loạn ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị thọ khổ hành hạ ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị án treo trong việc không nhìn nhận tội ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị án treo trong việc không sửa chữa lỗi ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị bị án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ vô căn ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu) ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ đã đi theo ngoại đạo ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của loài thú ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ giết mẹ ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ giết cha ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ giết A-la-hán ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ làm ô uế tỳ khưu ni ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ chia rẽ hội chúng ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ làm chảy máu (đức Phật) ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của kẻ lưỡng căn ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị không đồng cộng trú ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị đứng ở ranh giới khác ...(như trên)... Này các tỳ khưu, của vị đứng trên không trung nhờ vào thần thông ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vị nào mà hội chúng (đang) thực thi hành sự cho, sự phản đối giữa hội chúng của vị ấy không có giá trị.

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của những hạng người này không có giá trị.

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của hạng người nào có giá trị?

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng có giá trị là (sự phản đối) của vị tỳ khưu trong sạch (pakatatta bhikkhu), đồng cộng trú, đứng chung ranh giới, cho dù vị ấy chỉ báo cho vị tỳ khưu kế bên biết.

Này các tỳ khưu, sự phản đối giữa hội chúng của hạng người này có giá trị.

[194] Này các tỳ khưu, đây là hai trường hợp mời ra (nissāraā). Này các tỳ khưu, có người không đáng để bị sự mời ra, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra, một vị đã được mời ra đúng, một vị đã bị mời ra sai.

Và này các tỳ khưu, thế nào là người không đáng để bị sự mời ra, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra, thì (vị ấy) đã bị mời ra sai? Này các tỳ khưu, trong trường hợp này vị tỳ khưu là trong sạch, không có phạm tội, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra thì (vị ấy) đã bị mời ra sai. Này các tỳ khưu, vị này được gọi là người không đáng để bị sự mời ra, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra thì (vị ấy) đã bị mời ra sai.

Và này các tỳ khưu, thế nào là người không đáng để bị sự mời ra, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra thì (vị ấy) đã được mời ra đúng? Này các tỳ khưu, trong trường hợp này vị tỳ khưu là ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không chịu giải tội, năng thân cận giới tục gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người thế tục, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra thì (vị ấy) đã được mời ra đúng. Này các tỳ khưu, vị này được gọi là người không đáng để bị sự mời ra, nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra thì (vị ấy) đã được mời ra đúng.

[195] Này các tỳ khưu, đây là hai trường hợp phục hồi. Này các tỳ khưu, có người không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, một vị đã được phục hồi đúng, một vị đã được phục hồi sai.

Và này các tỳ khưu, thế nào là người không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy thì (vị ấy) đã được phục hồi sai? Này các tỳ khưu, kẻ vô căn (paṇḍako) không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy thì (vị ấy) đã được phục hồi sai. Này các tỳ khưu, kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu) ...(như trên)... Này các tỳ khưu, kẻ đã đi theo ngoại đạo. Này các tỳ khưu, loài thú. Này các tỳ khưu, kẻ giết mẹ. Này các tỳ khưu, kẻ giết cha. Này các tỳ khưu, kẻ giết A-la-hán. Này các tỳ khưu, kẻ làm ô uế tỳ khưu ni. Này các tỳ khưu, kẻ chia rẽ hội chúng. Này các tỳ khưu, kẻ làm chảy máu (đức Phật). Này các tỳ khưu, kẻ lưỡng căn không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy thì (vị ấy) đã được phục hồi sai. Này các tỳ khưu, vị này được gọi là người không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy thì (những vị ấy) đã được phục hồi sai.

Và này các tỳ khưu, thế nào là người không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy thì (vị ấy) đã được phục hồi đúng? Này các tỳ khưu, vị bị đứt cánh tay không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, thì (vị ấy) đã được phục hồi đúng. Này các tỳ khưu, vị bị đứt bàn chân ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vị bị đứt cánh tay và bàn chân. Này các tỳ khưu, vị bị sứt tai. Này các tỳ khưu, vị bị sứt mũi. Này các tỳ khưu, vị bị sứt tai và mũi. Này các tỳ khưu, vị bị đứt ngón tay. Này các tỳ khưu, vị bị đứt móng tay. Này các tỳ khưu, vị bị đứt gân chân. Này các tỳ khưu, vị có bàn tay dính liền giống cánh dơi. Này các tỳ khưu, vị gù lưng. Này các tỳ khưu, vị lùn tịt. Này các tỳ khưu, vị có bướu cổ. Này các tỳ khưu, vị bị hành phạt đóng dấu. Này các tỳ khưu, vị bị hành phạt đánh bằng roi. Này các tỳ khưu, vị bị cáo thị tầm nã. Này các tỳ khưu, vị bị phù chân voi. Này các tỳ khưu, vị bị bệnh trầm trọng kinh niên. Này các tỳ khưu, vị bôi nhọ tập thể. Này các tỳ khưu, vị bị chột mắt. Này các tỳ khưu, vị tứ chi bị co rút. Này các tỳ khưu, vị bị què. Này các tỳ khưu, vị bị liệt nửa thân. Này các tỳ khưu, vị đi khập khiễng. Này các tỳ khưu, vị già yếu. Này các tỳ khưu, vị bị mù. Này các tỳ khưu, vị bị câm. Này các tỳ khưu, vị bị điếc. Này các tỳ khưu, vị bị mù và câm. Này các tỳ khưu, vị bị mù và điếc. Này các tỳ khưu, vị bị câm và điếc. Này các tỳ khưu, vị bị mù câm và điếc không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, thì (vị ấy) đã được phục hồi đúng. Này các tỳ khưu, vị này được gọi là người không đáng để được sự phục hồi, nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, thì (vị ấy) đã được phục hồi đúng.

Hết Tụng phẩm 1 “Làng Vāsabha”

Xem Tụng Phẩm 2 - Quay Về Mục Lục Chương 9

Xem Chương 10 - Quay Về Mục Lục Đại Phẩm

Quay về Mục Lục Tạng Luật


0 Comments