Tạng Luật - Tiểu Phẩm - 07. Chương Chia Rẽ Hội Chúng - Tụng phẩm thứ nhì

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tiểu Phẩm (Cullavagga)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Tiểu Phẩm (Cullavagga)

Tập 2

07. Chương Chia Rẽ Hội Chúng (Saghabhedakkhandhaka)

1. Tụng phẩm thứ nhì


[361] Devadatta xin cai quản hội chúng tỳ khưu

[362] Hành sự công bố về Devadatta

[366] Câu chuyện hoàng tử Ajātasattu. Sự ra sức giết chết cha

[368] Việc sai người giết bậc Đạo Sư của Devadatta. Sự hóa độ những người ấy

[372] Việc làm Như Lai chảy máu của Devadatta. Giảng về năm hạng đạo sư

[377] Việc thả voi Nāāgiri của Devadatta. Voi Nāāgiri được thuần phục

[382] Devadatta mất lợi lộc. Devadatta yêu cầu năm sự việc

[387] Devadatta tuyên bố sẽ hành lễ Uposatha (Bố Tát) riêng

[388] Bài kệ cảm hứng

[361] Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ngồi giữa hội chúng đông đảo đang thuyết giảng Giáo Pháp đến đức vua và đoàn tùy tùng. Khi ấy, Devadatta đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn nay đã tàn tạ, già cả, lớn tuổi, đã sống thọ, gần cuối cuộc đời. Bạch ngài, giờ đây xin đức Thế Tôn hãy sống gắn bó vào sự lạc trú trong hiện tại, còn hội chúng tỳ khưu hãy bàn giao cho tôi, tôi sẽ cai quản hội chúng tỳ khưu.

- Này Devadatta, đủ rồi. Ngươi chớ có mong để được cai quản hội chúng tỳ khưu.

Đến lần thứ nhì, Devadatta …(như trên)…

Đến lần thứ ba, Devadatta đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn nay đã tàn tạ, già cả, lớn tuổi, đã sống thọ, gần cuối cuộc đời. Bạch ngài, giờ đây xin đức Thế Tôn hãy sống gắn bó vào sự lạc trú trong hiện tại, còn hội chúng tỳ khưu hãy bàn giao cho tôi, tôi sẽ cai quản hội chúng tỳ khưu.

- Này Devadatta, ngay cả Sāriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallāna (Mục Kiền Liên) ta còn không thể bàn giao hội chúng tỳ khưu, làm sao (có thể bàn giao) cho kẻ tồi tệ đáng phỉ nhổ như ngươi được?

Khi ấy, Devadatta (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã bôi nhọ ta bằng cách gọi là kẻ đáng phỉ nhổ trước hội chúng có cả nhà vua và còn ca tụng Sāriputta và Moggallāna nữa!” trở nên tức tối, không hài lòng, rồi đã đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, và ra đi. Như thế, đây là mối ác cảm thứ nhất của Devadatta đối với đức Thế Tôn.

[362] Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như vậy thì hội chúng hãy thực thi hành sự công bố (pakāsanīyakamma) về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.”

Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vậy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.’ Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng thực thi hành sự công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.’ Đại đức nào đồng ý sự thực thi hành sự công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta’ xin im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Hành sự công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta’ đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[363] Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo đại đức Sāriputta rằng:

- Này Sāriputta, chính vì thế ngươi hãy công bố về Devadatta ở trong thành Rājagaha.

- Bạch ngài, trước đây ở trong thành Rājagaha con đã khen ngợi về Devadatta rằng: “Con trai của Godhi có đại thần lực! Con trai của Godhi có đại năng lực!” Bạch ngài, làm sao con công bố về Devadatta ở trong thành Rājagaha được?

- Này Sāriputta, khi ngươi khen ngợi về Devadatta ở trong thành Rājagaha rằng: “Con trai của Godhi có đại thần lực! Con trai của Godhi có đại năng lực!” phải chăng là đúng sự thật?

- Bạch ngài, đúng vậy.

- Này Sāriputta, cũng tương tợ như vậy, ngươi hãy công bố đúng sự thật về Devadatta ở trong thành Rājagaha.

- Bạch ngài, xin vâng. Đại đức Sāriputta đã đáp lời đức Thế Tôn.

[364] Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy chỉ định Sāriputta để công bố về Devadatta ở trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.”

Và này các tỳ khưu, nên chỉ định như vầy: Trước tiên, Sāriputta cần được yêu cầu; sau khi yêu cầu, hội chúng cần được thông qua bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định Sāriputta để công bố về Devadatta ở trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.’ Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng chỉ định Sāriputta để công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.’ Đại đức nào đồng ý sự chỉ định Sāriputta để công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta’ xin im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Đại đức Sāriputta đã được hội chúng chỉ định để công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: ‘Bản chất của Devadatta trước đây khác nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.’ Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[365] Khi đã được chỉ định, đại đức Sāriputta cùng với nhiều vị tỳ khưu đã đi vào thành Rājagaha và công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.”

Ở nơi ấy, những người nào không có đức tin, không ngưỡng mộ, kém sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy: “Các sa-môn Thích tử này ganh tỵ. Họ ganh tỵ với lợi lộc và vinh hiển của Devadatta.” Còn những người nào có đức tin, ngưỡng mộ, sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy: “Việc đức Thế Tôn cho công bố về Devadatta trong thành Rājagaha như thế này chẳng có gì sai trái cả!”

[366] Sau đó, Devadatta đã đi đến gặp hoàng tử Ajātasattu, sau khi đến đã nói với hoàng tử Ajātasattu điều này:

- Tâu hoàng tử, trước đây loài người sống thọ, bây giờ yểu thọ. Điều thực tế cần được biết là ngài có thể chết đi trong lúc vẫn còn là hoàng tử; tâu hoàng tử, chính vì thế ngài hãy giết cha và lên làm vua. Ta sẽ giết đức Thế Tôn và trở thành đức Phật.

Sau đó, hoàng tử Ajātasattu (nghĩ rằng): “Ngài Devadatta có đại thần lực, có đại năng lực; ngài Devadatta đương nhiên có thể biết được” nên vào lúc sáng sớm đã buộc con dao găm ở đùi, rồi (với vẻ) khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp đã xông vào hậu cung một cách vội vã. Các vị quan đại thần bảo vệ hậu cung đã thấy hoàng tử Ajātasattu vào lúc sáng sớm (với vẻ) khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp đang xông vào hậu cung một cách vội vã, sau khi thấy họ đã giữ lại. Trong lúc khám xét, họ đã thấy con dao găm buộc ở đùi nên đã nói với hoàng tử Ajātasattu điều này:

- Tâu hoàng tử, ngài có ý định làm điều gì vậy?

- Ta có ý định giết cha.

- Do ai xúi giục?

- Do ngài đại đức Devadatta.

Một số quan đại thần đã đưa ý kiến như vầy:

- Hoàng tử phải bị giết chết, Devadatta và tất cả các tỳ khưu phải bị giết chết.

Một số quan đại thần khác đã đưa ý kiến như vầy:

- Các tỳ khưu không phải chết. Các vị tỳ khưu không làm điều gì tổn hại. Còn hoàng tử và Devadatta phải bị giết chết.

Một số quan đại thần khác đã đưa ý kiến như vầy:

- Hoàng tử không phải chết, Devadatta cũng không. Các tỳ khưu cũng không phải chết. Nên trình báo lên đức vua. Đức vua ra lệnh như thế nào thì chúng ta sẽ làm như thế ấy.

[367] Sau đó, các quan đại thần ấy đã đưa hoàng tử Ajātasattu đi đến gặp đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, sau khi đến đã trình báo sự việc ấy lên đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha.

- Này các khanh, các quan đại thần đã có ý kiến thế nào?

- Tâu bệ hạ, một số quan đại thần đã đưa ý kiến như vầy: “Hoàng tử phải bị giết chết, Devadatta và tất cả các tỳ khưu phải bị giết chết.” Một số quan đại thần khác đã đưa ý kiến như vầy: “Các tỳ khưu không phải chết. Các vị tỳ khưu không làm điều gì tổn hại. Còn hoàng tử và Devadatta phải bị giết chết.” Một số quan đại thần khác đã đưa ý kiến như vầy: “Hoàng tử không phải chết, Devadatta cũng không. Các tỳ khưu cũng không phải chết. Nên trình báo lên đức vua. Đức vua ra lệnh như thế nào thì chúng ta sẽ làm thế ấy.”

- Này các khanh, đức Phật, hoặc đức Pháp, hoặc đức Tăng sẽ làm điều gì? Chẳng phải đức Thế Tôn đã cảnh giác và đã cho công bố về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) đức Phật, đức Pháp, hoặc đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta” hay sao?

Trong trường hợp ấy, những quan đại thần nào đã đưa ý kiến như vầy: “Hoàng tử phải bị giết chết, Devadatta và tất cả các tỳ khưu phải bị giết chết,” đức vua đã cách chức những vị ấy. Những quan đại thần nào đã đưa ý kiến như vầy: “Các tỳ khưu không phải chết. Các vị tỳ khưu không làm điều gì tổn hại. Chỉ có hoàng tử và Devadatta phải bị giết chết,” đức vua đã giáng chức những vị ấy. Những quan đại thần nào đã đưa ý kiến như vầy: “Hoàng tử không phải chết, Devadatta cũng không. Các tỳ khưu cũng không phải chết. Nên trình báo lên đức vua. Đức vua ra lệnh như thế nào thì chúng ta sẽ làm thế ấy,” đức vua đã thăng chức những vị ấy.

Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã nói với hoàng tử Ajātasattu điều này:

- Này hoàng tử, tại sao con có ý định giết ta?

- Tâu bệ hạ, con muốn được vương quyền.

- Này hoàng tử, nếu con muốn được vương quyền, thì vương quyền này là của con. Rồi đã trao vương quyền cho hoàng tử Ajātasattu.

[368] Sau đó, Devadatta đã đi đến gặp hoàng tử Ajātasatthu, sau khi đến đã nói với hoàng tử Ajātasattu điều này:

- Tâu đại vương, hãy ra lệnh cho các nam nhân để họ sẽ đoạt mạng sống của Sa-môn Gotama.

Khi ấy, hoàng tử Ajātasattu đã ra lệnh cho mọi người rằng:

- Này các khanh, ngài đại đức Devadatta đã nói như thế nào, các người hãy làm theo như thế ấy.

Sau đó, Devadatta đã ra lệnh cho một người đàn ông rằng:

- Này ông bạn, Sa-môn Gotama ở nơi đó; hãy đoạt mạng sống của ông ta rồi hãy trở về bằng con đường này.

Rồi trên con đường ấy, Devadatta đã xếp đặt hai người đàn ông (bảo rằng):

- Người đàn ông nào một mình trở về bằng con đường này; hãy đoạt mạng sống của hắn ta rồi hãy trở về bằng con đường này.

Rồi trên con đường ấy, Devadatta đã xếp đặt bốn người đàn ông (bảo rằng):

- Hai người đàn ông nào trở về bằng con đường này; hãy đoạt mạng sống của chúng rồi hãy trở về bằng con đường này.

Rồi trên con đường ấy, Devadatta đã xếp đặt tám người đàn ông (bảo rằng):

- Bốn người đàn ông nào trở về bằng con đường này; hãy đoạt mạng sống của chúng rồi hãy trở về bằng con đường này.

Rồi trên con đường ấy, Devadatta đã xếp đặt mười sáu người đàn ông (bảo rằng):

- Tám người đàn ông nào trở về bằng con đường này; hãy đoạt mạng sống của chúng rồi hãy trở về bằng con đường này.

­ [369] Sau đó, người đàn ông ấy một mình cầm gươm và bao gươm, mang cung và túi tên đã đi đến gặp đức Thế Tôn; sau khi đến đã đứng cách đức Thế Tôn một khoảng không xa và trở nên khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp với thân thể cứng đơ. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy người đàn ông ấy (với vẻ) khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp, đang đứng với thân thể cứng đơ, sau khi nhìn thấy đã nói với người đàn ông ấy điều này:

- Này đạo hữu, hãy đi đến, chớ có sợ hãi.

Khi ấy, người đàn ông ấy đã bỏ gươm và bao gươm ở một góc, để cung và túi tên xuống, rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đê đầu ở hai chân của đức Thế Tôn và đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tội lỗi đã chiếm ngự lấy con khiến con trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức, chính là việc con đến đây với tâm độc ác, với tâm giết hại. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn ghi nhận sự sai trái trong tội lỗi ấy của con hầu để ngăn ngừa trong tương lai.

- Này đạo hữu, đúng như vậy, tội lỗi đã chiếm ngự lấy ngươi khiến ngươi trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức, chính là việc ngươi đến đây với tâm độc ác, với tâm giết hại. Này đạo hữu, chính từ việc ấy, ngươi đã thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp, nay chúng ta nhận biết điều ấy cho ngươi. Này đạo hữu, chính điều này là sự tiến bộ trong giới luật của bậc Thánh: “Người nào sau khi thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp sẽ có được sự ngăn ngừa trong tương lai.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến người đàn ông ấy. Tức là ngài đã giảng giải bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của người ấy đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được Chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng giống như tấm vải sạch chưa bị vết nhơ có thể nhuộm màu một cách toàn vẹn; tương tợ như thế, ngay tại chỗ ngồi ấy Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến người đàn ông ấy: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Sau đó, khi đã thấy được Pháp, đã thành tựu được Pháp, đã hiểu được Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc đạo sư không còn cần sự trợ duyên của người khác, người đàn ông ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): “Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;” tương tợ như thế, Pháp đã được đức Thế Tôn giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Bạch ngài, con đây xin quy y đức Thế Tôn ấy, Giáo Pháp, và Hội chúng tỳ khưu. Xin đức Thế Tôn chấp nhận con là nam cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời.

Sau đó, đức Thế Tôn đã nói với người đàn ông ấy điều này:

- Này đạo hữu, chớ đi bằng con đường ấy, hãy đi bằng con đường này.

Và ngài đã chỉ cho đi bằng con đường khác.

[370] Sau đó, hai người đàn ông ấy (nghĩ rằng): “Gã đàn ông ấy một mình sao lại lâu đến quá vậy?” trong khi đi dọc theo con đường ấy đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang ngồi ở gốc cây nọ, sau khi nhìn thấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến những người ấy. …(như trên)… vào Giáo Pháp của bậc đạo sư không còn cần sự trợ duyên của người khác, họ đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, thật là tuyệt vời! …(như trên)... Xin đức Thế Tôn chấp nhận chúng con là các nam cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời.

Sau đó, đức Thế Tôn đã nói với những người đàn ông ấy điều này:

- Này các đạo hữu, chớ đi bằng con đường ấy, hãy đi bằng con đường này.

Và ngài đã chỉ cho đi bằng con đường khác.

[371] Sau đó, bốn người đàn ông ấy …(như trên)… Sau đó, tám người đàn ông ấy …(như trên)… Sau đó, mười sáu người đàn ông ấy (nghĩ rằng): “Tám gã đàn ông ấy sao lại lâu đến quá vậy?” trong khi đi dọc theo con đường ấy đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang ngồi ở gốc cây nọ, sau khi nhìn thấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến những người ấy. Tức là ngài đã giảng giải bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, …(như trên)… vào Giáo Pháp của bậc đạo sư không còn cần sự trợ duyên của người khác, họ đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, thật là tuyệt vời! …(như trên)... Xin đức Thế Tôn chấp nhận chúng con là các nam cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời.

Sau đó, người đàn ông ấy một mình đã đi đến gặp Devadatta, sau khi đến đã nói với Devadatta điều này:

- Thưa ngài, tôi không thể đoạt lấy mạng sống của đức Thế tôn ấy. Đức Thế Tôn ấy có đại thần lực, có đại năng lực.

- Này ông bạn, thôi đi. Ngươi chớ đoạt lấy mạng sống của Sa-môn Gotama, chính ta sẽ đoạt lấy mạng sống của Sa-môn Gotama.

[372] Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn đang đi kinh hành ở bóng râm của ngọn núi Gijjhakūa (Linh Thứu). Khi ấy, Devadatta đã leo lên ngọn núi Gijjhakūa và xô xuống tảng đá lớn (nghĩ rằng): “Ta sẽ đoạt lấy mạng sống của Sa-môn Gotama bằng vật này.” Hai đỉnh núi đã giao nhau và chận tảng đá ấy lại. Do đó, những mảnh vụn đã văng ra và làm chảy máu ở bàn chân của đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn đã ngước nhìn lên phía trên và đã nói với Devadatta điều này:

- Này kẻ rồ dại, nhiều điều vô phước nghiêm trọng đã gây nên bởi ngươi, là việc ngươi có tâm độc ác, có tâm giết hại đã làm chảy máu của Như Lai.

Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, đây là nghiệp vô gián đầu tiên mà Devadatta đã tích lũy, là việc đã làm chảy máu của Như Lai bằng tâm độc ác, bằng tâm giết hại.

Các tỳ khưu đã nghe rằng: “Nghe nói Devadatta mưu đồ giết hại đức Thế Tôn.” Và các vị tỳ khưu ấy đi kinh hành vòng quanh trú xá của đức Thế Tôn tạo nên âm thanh ồn và âm thanh lớn trong khi đọc tụng để bảo vệ, che chở, và canh gác cho đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã nghe tiếng động ồn, tiếng động lớn, tiếng đọc tụng, sau khi nghe đã bảo đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, tiếng động ồn, tiếng động lớn, tiếng đọc tụng ấy là gì vậy?

- Bạch ngài, các tỳ khưu đã nghe rằng: “Nghe nói Devadatta mưu đồ giết hại đức Thế Tôn.” Bạch ngài, và các vị tỳ khưu ấy đi kinh hành vòng quanh trú xá của đức Thế Tôn tạo nên âm thanh ồn và âm thanh lớn trong khi đọc tụng để bảo vệ, che chở, và canh gác cho đức Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, tiếng động ồn, tiếng động lớn, tiếng đọc tụng ấy là như thế.

- Này Ānanda, chính vì thế ngươi hãy gọi các tỳ khưu ấy với lời nói của ta rằng: “Bậc Đạo Sư gọi các đại đức.”

- Bạch ngài, xin vâng.

Rồi đại đức Ānanda nghe theo đức Thế Tôn đã đi đến gặp các vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đã nói với các vị tỳ khưu ấy điều này:

- Bậc Đạo Sư gọi các đại đức.

- Này đại đức, xin vâng.

Rồi các vị tỳ khưu ấy nghe theo đại đức Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ấy đang ngồi một bên điều này:

- Này các tỳ khưu, việc người nào có thể tước đoạt mạng sống của đức Như Lai bằng sự hãm hại là không hợp lý và không có cơ sở. Này các tỳ khưu, các đức Như Lai Vô Dư Niết Bàn không do sự hãm hại.

Này các tỳ khưu, có năm hạng đạo sư này đang hiện hữu ở trên đời. Thế nào là năm?

Này các tỳ khưu, ở đây có hạng đạo sư trong khi có giới không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có giới thanh tịnh” và “Giới của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.” Các đệ tử biết về chính vị ấy như vầy: “Ngài đạo sư này trong khi có giới không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: ‘Ta có giới thanh tịnh’ và ‘Giới của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.’ Nếu chúng ta nói cho các cư sĩ, ông ta sẽ không hoan h. Điều mà ông ta không hoan h, tại sao chúng ta lại gây nên điều ấy cho ông ta? Vả lại, ông ta được hài lòng với vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh; điều gì ông ta sẽ làm, chính ông ta sẽ biết điều ấy.” Này các tỳ khưu, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về giới, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về giới từ các đệ tử.

[373] Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, ở đây có hạng đạo sư trong khi có sự nuôi mạng không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có sự nuôi mạng thanh tịnh” ...(như trên)... Này các tỳ khưu, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về việc nuôi mạng, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về việc nuôi mạng từ các đệ tử.

[374] Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, ở đây có hạng đạo sư trong khi có sự thuyết pháp không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có sự thuyết pháp thanh tịnh” ...(như trên)... Này các tỳ khưu, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về việc thuyết pháp, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về việc thuyết pháp từ các đệ tử.

[375] Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, ở đây có hạng đạo sư trong khi có lối phân tích không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có lối phân tích thanh tịnh” ...(như trên)... Này các tỳ khưu, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về lối giải thích, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về lối giải thích từ các đệ tử.

[376] Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, ở đây có hạng đạo sư trong khi có tri kiến không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có tri kiến thanh tịnh” và “Tri kiến của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.” Các đệ tử biết về chính vị ấy như vầy: “Ngài đạo sư này trong khi có tri kiến không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: ‘Ta có tri kiến thanh tịnh’ và ‘Tri kiến của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.’ Nếu chúng ta nói cho các cư sĩ, ông ta sẽ không hoan h. Điều mà ông ta không hoan h, tại sao chúng ta lại gây nên điều ấy cho ông ta? Vả lại, ông ta được hài lòng với vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh; điều gì ông ta sẽ làm, chính ông ta sẽ biết điều ấy.” Này các tỳ khưu, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về tri kiến, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về tri kiến từ các đệ tử.

Này các tỳ khưu, năm hạng đạo sư này đang hiện hữu ở trên đời.

Và này các tỳ khưu, ta có giới thanh tịnh và biết rằng: “Ta có giới thanh tịnh” và “Giới của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.” Các đệ tử không cần bảo vệ ta về giới, và ta cũng không mong đợi sự bảo vệ về giới từ các đệ tử. Này các tỳ khưu, ta nuôi mạng thanh tịnh, …(như trên)… thuyết Pháp thanh tịnh, …(như trên)… có lối phân tích thanh tịnh, …(như trên)… có tri kiến thanh tịnh và biết rằng: “Ta có tri kiến thanh tịnh” và “Tri kiến của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.” Các đệ tử không cần bảo vệ ta về tri kiến, và ta cũng không mong đợi sự bảo vệ về tri kiến từ các đệ tử.

Này các tỳ khưu, việc người nào có thể tước đoạt mạng sống của đức Như Lai bằng sự hãm hại là không hợp lý và không có cơ sở. Này các tỳ khưu, các đức Như Lai Vô Dư Niết Bàn không do sự hãm hại. Này các tỳ khưu, các ngươi hãy đi về trú xá của mỗi người. Này các tỳ khưu, các đức Như Lai không cần được bảo vệ.

[377] Vào lúc bấy giờ, ở thành Rājagaha có con voi dữ tợn tên Nāāgiri là con thú giết người. Khi ấy, Devadatta sau khi vào thành Rājagaha đã đi đến chuồng voi và đã nói với những người quản tượng điều này:

- Này các người, chúng tôi là những thân quyến của đức vua, có quyền lực để đưa kẻ có chức vụ thấp lên chức vụ cao, còn làm tăng thêm luôn cả thực phẩm và lương bổng nữa. Này các người, chính vì điều ấy khi nào Sa-môn Gotama đi vào con đường này, khi ấy các ngươi hãy thả con voi Nāāgiri này ra và cho đi theo con đường này.

- Thưa ngài, xin vâng. Những người quản tượng ấy đã trả lời Devadatta.

Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y cầm y bát cùng với nhiều vị tỳ khưu đã đi vào thành Rājagaha để khất thực. Sau đó, đức Thế Tôn đã đi vào con đường ấy. Những người quản tượng ấy đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang đi vào con đường ấy, sau khi nhìn thấy đã thả con voi Nāāgiri và cho đi theo con đường ấy. Con voi Nāāgiri đã nhìn thấy đức Thế Tôn từ đàng xa đang đi lại gần, sau khi nhìn thấy đã vươn vòi lên, tai và đuôi dựng đứng, rồi đã chạy lại đức Thế Tôn. Các vị tỳ khưu ấy đã nhìn thấy con voi Nāāgiri từ đàng xa đang đi lại gần, sau khi nhìn thấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, con voi Nāāgiri này dữ tợn, thô bạo, là con thú giết người đã đi vào con đường này. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy trở lui, xin đấng Thiện Thệ hãy trở lui.

- Này các tỳ khưu, hãy đi đến, chớ có sợ hãi. Này các tỳ khưu, việc người nào có thể tước đoạt mạng sống của đức Như Lai bằng sự hãm hại là không hợp lý và không có cơ sở. Này các tỳ khưu, các đức Như Lai Vô Dư Niết Bàn không do sự hãm hại.

Đến lần thứ nhì, các vị tỳ khưu ấy …(như trên)…

Đến lần thứ ba, các vị tỳ khưu ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, con voi Nāāgiri này dữ tợn, thô bạo, là con thú giết người đã đi vào con đường này. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy trở lui, xin đấng Thiện Thệ hãy trở lui.

- Này các tỳ khưu, hãy đi đến, chớ có sợ hãi. Này các tỳ khưu, việc người nào có thể tước đoạt mạng sống của đức Như Lai bằng sự hãm hại là không hợp lý và không có cơ sở. Này các tỳ khưu, các đức Như Lai Vô Dư Niết Bàn không do sự hãm hại.

[378] Vào lúc bấy giờ, dân chúng trèo lên và nấp ở các tòa nhà dài, ở các khu nhà lớn, ở các mái che. Ở nơi ấy, những người nào không có đức tin, không ngưỡng mộ, kém sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy:

- Này quý vị, chắc chắn ngài Đại Sa-môn Gotama đẹp trai sẽ bị con long tượng gây thương tích.

Còn những người nào có đức tin, ngưỡng mộ, sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy:

- Này quý vị, chốc nữa thôi chắc chắn con long tượng này sẽ bị Tượng Chúa khuất phục.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã rải tâm từ đến con voi Nāāgiri. Rồi con voi Nāāgiri bị tác động bởi luồng tâm từ của đức Thế Tôn nên đã hạ vòi xuống rồi đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đã đứng ở phía trước đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn đã dùng tay phải xoa ở trán của con voi Nāāgiri rồi đã nói với con voi Nāāgiri những lời kệ này:

[379]

Hỡi này voi, chớ có

đối đầu với Tượng Chúa.

Bởi vì, hỡi này voi,

đối đầu Tượng Chúa khổ.

Bởi vì, hỡi này voi,

cõi trời không có được

cho kẻ giết Tượng Chúa,

từ đây, sanh cõi khác.

Và chớ có ngạo mạn,

và chớ có khinh thường,

vì những ai bất cẩn

không về được cõi trời.

Nếu ngươi không làm thế,

nhờ đó ngươi về trời.

[380] Khi ấy, con voi Nāāgiri đã dùng vòi lấy bụi ở bàn chân của đức Thế Tôn rắc trên đầu nó, khum xuống chào, rồi bước lui trong lúc vẫn nhìn đức Thế Tôn. Sau đó, con voi Nāāgiri đã về lại chuồng và đứng tại chỗ của nó. Và như thế, con voi Nāāgiri đã trở nên thuần phục.

[381] Vào lúc bấy giờ, dân chúng ngâm nga bài kệ này:

Những kẻ được thuần hóa

bằng (cách dùng) gậy gộc,

bằng (cách dùng) roi vọt,

bằng các gậy móc câu;

long tượng được điều phục

bởi vị Đại Ẩn Sĩ,

không cần đến gậy gộc,

không cần dùng vũ khí.

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Devadatta này quả thật ác độc, không biết xấu hổ, bởi vì ở nơi đây lại dám âm mưu giết hại Sa-môn Gotama là vị có đại thần lực, có đại năng lực như thế này.

Lợi lộc và vinh hiển của Devadatta đã sút giảm. Còn lợi lộc và vinh hiển của đức Thế Tôn đã tăng trưởng.

[382] Vào lúc bấy giờ, Devadatta do lợi lộc và vinh hiển bị sút giảm nên phải cùng phe nhóm liên tục yêu cầu ở các gia đình rồi thọ thực. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử này lại liên tục yêu cầu ở các gia đình rồi thọ thực? Ai lại không thích sự sung túc? Ai lại không hài lòng với đồ ăn ngọt ngào?

Các tỳ khưu đã nghe dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao Devadatta cùng phe nhóm lại liên tục yêu cầu ở các gia đình rồi thọ thực?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này Devadatta, nghe nói ngươi cùng phe nhóm liên tục yêu cầu ở các gia đình rồi thọ thực, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy ta sẽ quy định vật thực theo nhóm ba vị ở các gia đình đối với các tỳ khưu vì ba lý do: “Nhằm kiềm chế những kẻ tồi tệ, vì sự sống an lạc của các tỳ khưu hiền thiện:‘Chớ để các tỳ khưu ác xấu nương tựa vào phe cánh mà chia rẽ hội chúng,’ vì lòng trắc ẩn đối với các gia đình.” Và trong việc vật thực dâng chung nhóm, nên được hành xử theo Pháp.[3]

[383] Sau đó, Devadatta đã đi đến gặp Kokālika, Kaamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto, sau khi đến đã nói với Kokālika, Kaamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto điều này:

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo.

Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này:

- Này đại đức, Sa-môn Gotama thật sự có đại thần lực, có đại năng lực. Làm thế nào chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo được?

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ đi đến gặp Sa-môn Gotama và yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan h, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan h, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời, vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Là các vị khất thực cho đến trọn đời, vị nào hoan h sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ cho đến trọn đời, vị nào hoan h y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Là các vị sống ở gốc cây cho đến trọn đời, vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Không ăn cá thịt cho đến trọn đời, vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama sẽ không cho phép năm sự việc này. Và chúng ta đây sẽ công bố cho dân chúng biết về năm sự việc này.

- Này đại đức, với năm sự việc này có thể tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Này đại đức, bởi vì dân chúng có niềm tin với khổ hạnh.

[384] Sau đó, Devadatta cùng phe nhóm đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Devadatta đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan h, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan h, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời, vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Là các vị khất thực cho đến trọn đời, vị nào hoan h sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ cho đến trọn đời, vị nào hoan h y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Là các vị sống ở gốc cây cho đến trọn đời, vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Không ăn cá thịt cho đến trọn đời, vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.

- Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng, vị nào muốn thì hãy cư ngụ ở trong làng. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực, vị nào muốn thì hãy hoan h việc thỉnh mời. Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào muốn thì hãy hoan h y của gia chủ. Này Devadatta, ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng. Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện: “Không thấy, không nghe, không nghi ngờ.”

Khi ấy, Devadatta (biết rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép năm sự việc này” nên mừng rỡ, phấn chấn cùng phe nhóm đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[385] Sau đó, Devadatta cùng phe nhóm đã đi vào thành Rājagaha công bố cho dân chúng biết về năm sự việc:

- Này các đạo hữu, chúng tôi đã đi đến gặp Sa-môn Gotama và đã yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, ...(như trên)..., sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, ...(như trên)..., sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời, vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. ...(như trên)... Không ăn cá thịt cho đến trọn đời, vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama không cho phép năm sự việc này. Còn chúng tôi thọ trì và thực hành năm sự việc này.

[386] Ở nơi ấy, những người nào không có đức tin, không ngưỡng mộ, kém sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy:

- Các sa-môn Thích tử này đúng là có sự từ bỏ, có sở hành đoạn trừ; còn Sa-môn Gotama là kẻ xa hoa nên nghĩ đến việc xa hoa.

Còn những người nào có đức tin, ngưỡng mộ, sáng suốt, những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao Devadatta lại ra sức việc chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao Devadatta lại ra sức việc chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này Devadatta, nghe nói ngươi ra sức việc chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

- Này Devadatta, thôi đi. Ngươi chớ có hoan h việc chia rẽ hội chúng. Này Devadatta, chia rẽ hội chúng là việc nghiêm trọng. Này Devadatta, kẻ nào phá vỡ sự hợp nhất, kẻ ấy gây nên tội lỗi tồn tại trọn kiếp[4] và bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp. Và này Devadatta, người nào làm hợp nhất hội chúng bị chia rẽ người ấy tạo nên phước báu của Phạm Thiên và sẽ được an vui ở cõi trời trọn kiếp. Này Devadatta, thôi đi. Ngươi chớ có hoan h việc chia rẽ hội chúng. Này Devadatta, chia rẽ hội chúng là việc nghiêm trọng.

[387] Sau đó vào buổi sáng, đại đức Ānanda đã mặc y, cầm y bát, đi vào thành Rājagaha để khất thực. Devadatta đã nhìn thấy đại đức Ānanda đang đi khất thực ở trong thành Rājagaha, sau khi nhìn thấy đã đi đến gặp đại đức Ānanda, sau khi đến đã nói với đại đức Ānanda điều này:

- Này đại đức Ānanda, từ nay trở đi tôi sẽ hành lễ Uposatha (Bố Tát) và sẽ thực hiện các hành sự của hội chúng không cần đến đức Thế Tôn, không cần đến hội chúng tỳ khưu.

Sau đó, khi đã đi khất thực ở trong thành Rājagaha xong, đại đức Ānanda sau bữa ăn trên đường đi khất thực trở về đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, nơi đây vào buổi sáng, con đã mặc y, cầm y bát, rồi đi vào thành Rājagaha để khất thực. Bạch ngài, Devadatta đã nhìn thấy con đang đi khất thực ở trong thành Rājagaha, sau khi nhìn thấy đã đi đến gặp con, sau khi đến đã nói với con điều này: “Này đại đức Ānanda, từ nay trở đi tôi sẽ hành lễ Uposatha và sẽ thực hiện các hành sự của hội chúng không cần đến đức Thế Tôn, không cần đến hội chúng tỳ khưu.” Bạch ngài, kể từ nay Devadatta sẽ chia rẽ hội chúng.

Sau đó, khi đã hiểu ra sự việc ấy, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

[388]

(Điều) tốt người tốt dễ làm,

(điều) tốt kẻ xấu khó làm.

(Điều) ác kẻ xấu dễ làm,

(điều) ác thánh nhân khó làm.

Dứt tụng phẩm thứ nhì

Xem Tụng phẩm thứ ba - Xem tiếp Chương 8 Quay về Mục Lục Tiểu Phẩm

Quay về Mục Lục Tạng Luật



0 Comments