Tạng Luật - Tập Yếu - Chương 02. Phân Tích Giới Tì Khưu Ni 2 - Nguyên Nhân (8 phần)

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tập Yếu (Parivāra)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Chương 2. Phân Tích Giới Tì Khưu Ni (16 phần chính)

2. Nguyên Nhân (8 phần)

Mục Lục

Phần 1. Quy Định Tại Đâu

[789] Hỏi và đáp về nơi quy định vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 2. Bao Nhiêu Tội

[804] Hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 3. Sự Hư Hỏng

[819] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 4. Sự Quy Tụ

[820] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 5 .Nguồn Sanh Tội

[821] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 6. Sự Tranh Tụng

[822] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 7. Dàn Xếp

[823] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 8. Tổng Hợp

[824] Tổng hợp bảy phần trên

Nội Dung

Phần 1. Quy Định Tại Đâu

Các Điều Pārājika

[789] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão). ...(như trên)...

[790] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni vi phạm tội pārājika đã không tự chính mình khiển trách cũng đã không thông báo cho nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[791] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[792] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc làm đủ sự việc thứ tám đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã làm đủ sự việc thứ tám. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

Hết Các Điều Pārājika

[793] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc thực hiện sự thưa kiện của vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão). ...(như trên)...

[794] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc tiếp độ nữ đạo tặc tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[795] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc đi vào trong làng một mình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ một mình đã đi vào trong làng. – Có một điều quy định, ba điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất). ...(như trên)...

[796] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[797] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc thọ thực của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất). ...(như trên)...

[798] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[799] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni nổi giận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[800] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni nổi giận khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình và đã nói như vầy: “Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[801] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[802] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác” đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

...(như trên)...

[803] Điều pāidesanīya vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

Hết Phần 1 Quy Định Tại Đâu

Phần 2. Bao Nhiêu Tội

Các Điều Pārājika

[804] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saghādisesa. Vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya. Vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaa. Vị (ni) thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya.[2] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

[805] Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết (vị tỳ khưu ni khác) vi phạm tội pārājika rồi che giấu phạm tội pārājika. Vị (ni) có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saghādisesa phạm tội pācittiya.[3] Vị (ni) che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaa. Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội này.

[806] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saghādisesa. Vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội này.

[807] Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: “Hãy đi đến căn phòng tên như vầy,” vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaa. Khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya. Vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Hết Các Điều Pārājika

10 Điều Saghādisesa

[808] Vì nguyên nhân của việc thực hiện sự thưa kiện, vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaa. Nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya. Khi kết thúc vụ xử án, phạm tội saghādisesa.

[809] Vì nguyên nhân của việc tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[810] Vì nguyên nhân của việc đi vào trong làng một mình vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaa. Vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saghādisesa.

[811] Vì nguyên nhân của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[812] Vì nguyên nhân của việc thọ thực, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saghādisesa. Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaa.

[813] Vì nguyên nhân của việc xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaa. Mỗi một lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya. Khi chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saghādisesa.

[814] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[815] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[816] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[817] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác” vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

Hết 10 Điều Saghādisesa

...(như trên)...

[818] Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāidesanīya. Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội này.

Hết Phần 2 Bao Nhiêu Tội

Phần 3. Sự Hư Hỏng

[819] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Hết Phần 3 Sự Hư Hỏng

Phần 4. Sự Quy Tụ

[820] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaa.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaa.

Hết Phần 4 Sự Quy Tụ

Phần 5. Nguồn Sanh Tội

[821] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Hết Phần 5 Nguồn Sanh Tội

Phần 6. Sự Tranh Tụng

[822] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Hết Phần 6 Sự Tranh Tụng

Phần 7. Dàn Xếp

[823] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Hết Phần 7 Dàn Xếp

Phần 8. Tổng Hợp

[824] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saghādisesa. Vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya. Vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaa. Vị (ni) thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

[825] Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Hết Phần 8 Tổng Hợp

Hết Nguyên Nhân (8 Phần)

Hết Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (16 Phần Chính)

 

[1] Số thứ tự bị bỏ sót, chúng tôi vẫn giữ nguyên sự sai sót trong nguyên bản để tiện công việc đối chiếu.

[2] Chương này được đề cập riêng cho tỳ khưu ni: Tội thứ nhất là tội dành riêng cho tỳ khưu ni, tội thứ ba và thứ tư có tính cách tương tợ giữa tỳ khưu và tỳ khưu ni dầu được quy định vào hai điều học khác nhau, tội thứ năm được đề cập ở giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu nhưng là điều học được quy định chung cho cả hai hội chúng, riêng tội thứ nhì được xếp vào đây xét ra có tính cách gượng ép vì chỉ dành riêng cho tỳ khưu.

[3] Điều pācittiya 64 của tỳ khưu xác định là che giấu “duṭṭhulla āpatti” bao gồm cả hai tội pārājika và saghādisesa, nhưng đối với tỳ khưu ni nếu che giấu tội pārājika của vị tỳ khưu ni khác thì phạm tội pārājika nên chỉ còn che giấu tội saghādisesa; đúng ra phải ghi là “vị tỳ khưu ni” thay thế cho “vị tỳ khưu.”

Hết Phân Tích Giới Tì Khưu NiXem Chương 3  Quay về Mục Lục Tập Yếu

Quay về Mục Lục Tạng Luật – Xem Tạng Kinh – Xem Tạng Vi Diệu Pháp

Quay về Mục Lục Tam Tạng Kinh


0 Comments