Tạng Luật - Tập Yếu - Chương 3. Nguồn Sanh Tội

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tập Yếu (Parivāra)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Chương 3. Tóm Lược Về Nguồn Sanh Tội

Mục Lục

[826] Bài kệ giảng giải về mười ba nhóm tội có chung nguồn sanh tội.

[827] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhất

[828] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhì

[829] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Làm Mai Mối

[830] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Nói Nhắc Nhở

[831] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Kaṭhina

[832] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Lông Cừu

[833] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pháp Theo Từng Câu

[834] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đường Xa

[835] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đám Người Đạo Tặc

[836] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thuyết Giảng Pháp

[837] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thực Chứng

[838] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc

[839] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Chưa Được Phép

Nội Dung

[826] Bài kệ giảng giải về mười ba nhóm tội có chung nguồn sanh tội

Các hành được tạo hợp

vô thường, khổ, vô ngã,

chắc chắn chỉ Niết Bàn

được gọi là “vô ngã.”

Đức Phật ví mặt trăng

vào thời chưa xuất hiện,

đức Phật tợ mặt trời

vào lúc chưa mọc lên,

không ai biết danh tánh

ba Pháp Tướng chung ấy.

Đã làm nhiều khổ hạnh

đủ đầy ba-la-mật,

các Đại Hùng xuất hiện

cùng các vị Phạm Thiên

Pháp nhãn đã thực chứng,

các vị giảng Chánh Pháp

đoạn khổ thành tựu lạc.

Phật Thích Ca Mâu Ni

hiệu Agīrasa

thương tất cả chúng sanh

là sư tử chúa rừng

vượt hơn hẳn các loài

đã thuyết giảng Tam Tạng:

Kinh và Vi Diệu Pháp,

Luật có tầm quan trọng.

Chánh Pháp được như vầy

nếu Luật còn tồn tại,

bộ Phân Tích hai chúng,

Hợp Phần (Đại Tiểu Phẩm),

(thêm nữa) các tiêu đề

là vòng hoa được kết

nhờ vào chính sợi chỉ

tức là bộ Tập Yếu.

Về bộ Tập Yếu ấy,

nguồn gốc được xác định,

phần phân tích, duyên khởi,

được trình bày lối khác

trong giới bổn ở trên;

bởi thế, vị mến Pháp

thuần thiện nên học tập

về bộ Tập Yếu này.

Vào ngày lễ Bố Tát,

các vị tụng điều giới

trong hai bổn Phân Tích,

còn tôi sẽ nói lên

về nguồn gốc sanh tội,

xin hãy lắng nghe tôi:

Điều pārājika

ấy là phần thứ nhất,

kế phần khác điều hai,

làm mai mối, nhắc nhở,

và phần y phụ trội,

lông cừu, Pháp từng câu,

thực chứng, và hẹn trước,

đạo tặc, và thuyết giảng,

nữ đạo tặc, không phép,

(tổng cộng) là mười ba. [1]

Các bậc trí nghĩ về

phương thức nguồn sanh tội

gồm mười ba điều ấy,                 

ở đây được trình bày

tính theo nguồn sanh tội

tương tợ mỗi một phần.

[827] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhất

Việc đôi lứa, xuất tinh,

việc xúc chạm thân thể,

điều bất định thứ nhất,

(tỳ khưu) đến ngụ trước,

(vật thực ni) môi giới,

cùng vị ni chỗ kín,[2]

(gia đình) hai vợ chồng,

hai điều chỗ kín đáo,[3]

ngón tay,[4] giỡn trong nước,

cú đánh, và giơ tay,

năm mươi ba học pháp,

dưới xương đòn (ở cổ),[5]

vào làng (chỉ một mình),

từ người nam nhiễm dục,[6]

lòng bàn tay, gậy ngắn,

làm sạch sẽ (bằng nước),

trải qua mùa trú mưa

(không ra đi du hành),

(không đi) việc giáo giới,

không hầu cận sư thầy.

Bảy mươi sáu điều này

làm do thân và ý,

tất cả các điều ấy

có một nguồn sanh tội

giống như Điều Thứ Nhất

của Pārājika.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhất

[828] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhì

Vật chưa cho, giết người,

thượng nhân, nói dâm dục,

tình dục cho bản thân,

(cáo tội) không nguyên cớ,

có quan hệ khác biệt,

điều bất định thứ nhì,

giật lại (y đã cho),

thuyết phục dâng (bản thân),

nói dối, lời mắng nhiếc,

đâm thọc, nói tội xấu,

đào đất, (hại) thảo mộc,

nói tránh né, phàn nàn,

lôi kéo ra,[7] tưới nước,

(giáo giới) vì lợi lộc,

(mời) vị đã ăn xong,

gọi đi (rồi xua đuổi),[8]

xem thường, gây sợ hãi,

thu giấu, (hại) mạng sống,

biết nước có sinh vật,

hành sự (cũ khơi lại),

chưa đủ (hai mươi tuổi),

cộng trú (vị án treo),

(sa di) bị trục xuất,

theo Pháp,[9] chê bai (Luật),

(vị giả vờ) ngu dốt,

(bôi nhọ) không nguyên cớ,[10]

(gây nên) nỗi nghi hoặc,

(chê hành sự) đúng Pháp,

cho (y rồi phê phán),[11]

thuyết phục dâng cá nhân,

làm gì được (ni sư),

ngoại thời (thành trong thời),

(đổi y rồi) giật lại,

(than phiền) vì hiểu sai,

(nguyền rủa về) địa ngục,

(cản trở y) của nhóm,

(ngăn cản) việc phân chia,

(mong mỏi) không chắc chắn,

(thâu hồi) Kahina,

(vị cố ý) quấy rầy,

(lôi ra khỏi) ni viện,

mắng nhiếc (vị tỳ khưu),

bị kích động (chửi rủa),

bỏn xẻn,[12] người sản phụ,

và vị còn cho bú,

(chưa thực hành) hai năm

học tập cùng hội chúng,[13]

ba điều nữ kết hôn,

và thiếu nữ ba điều,

chưa đủ mười hai năm,

chưa được sự chấp thuận,

chưa phải lúc (tiếp độ),

(nhẫn tâm) gây sầu khổ,

thỏa thuận (nhóm cách ly)

và hai vị một năm.

Bảy mươi điều học này

thực hiện do ba nguồn:

thân và ý, không khẩu,

khẩu và ý, không thân,

được sanh từ ba cửa,

giống như Điều Thứ Nhì

của Pārājika.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhì

[829] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Làm Mai Mối

Mai mối, (làm) cốc liêu,

trú xá, và giặt y,

nhận lãnh (y của ni),

thọ nhận quá yêu cầu,

của hai điều (căn dặn),

và bởi người sứ giả,

tơ tằm, thuần (màu đen),

có hai phần, sáu năm,

tọa cụ, họ xao lãng,[14]

và thọ nhận vàng bạc,

hai điều về trao đổi

được tiến hành nhiều cách,

bình bát chưa năm mảnh,

choàng tắm mưa, chỉ sợi,

dặn dò (việc dệt y),

(cho đến) khung cửa lớn,[15]

cho y, và may y,

bánh ngọt (đầy ba bát),

nhân duyên (trong bốn tháng),

(và đốt lên) ngọn lửa,

vật quý, ống đựng kim,

giường nằm, độn bông gòn,

tọa cụ, y đắp ghẻ,

và vải choàng tắm mưa,

(kích thước) đức Thiện Thệ,

yêu cầu, sắm vật khác,

hai thuộc về hội chúng,

hai thuộc về của nhóm,

cá nhân, choàng nhẹ, dày,

hai điều đổ đồ thừa,

(kích thước) choàng tắm ni,

và với y sa-môn.[16]

Cả năm mươi pháp này

sanh lên từ sáu chỗ:

do thân, không khẩu ý,

do khẩu, không thân ý,

thân và khẩu, không ý,

thân và ý, không khẩu,

khẩu và ý, không thân,

được sanh từ ba chỗ,

sáu nguồn sanh tội này

giống như điều Mai Mối.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Làm Mai Mối

[830] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Nói Nhắc Nhở

Chia rẽ, xu hướng theo,

khó dạy, làm hư hỏng,

tội xấu,[17] tà kiến ác,

(không trao) sự tùy thuận,[18]

hai điều cười lớn tiếng,

hai điều về tiếng động,

(miệng có cơm) không nói,

ngồi đất, chỗ thấp, đứng,

đi sau, một bên (đường),[19]

(vị ni) che giấu tội,

xu hướng theo, nắm lấy,[20]

phục hồi, nói lìa bỏ,[21]

(trong tranh tụng) nào đó,[22]

hai điều sống thân cận,

tự đánh đấm (khóc lóc),

tháo y, đệ tử bệnh,

lại điều sống thân cận,[23]

không dàn xếp, tu viện,[24]

không hành lễ Tự Tứ,

mỗi nửa tháng (không hỏi),

(không dạy) đệ tử ni,

hai điều (về tiếp độ)

(nếu dâng) y, hầu hạ.

Ba mươi bảy pháp này

do thân, khẩu, và ý,

tất cả có một nguồn

giống điều Nói Nhắc Nhở.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Nói Nhắc Nhở

[831] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Kaṭhina

Kahina ba điều

khi không còn hiệu lực,

bình bát điều thứ nhất,

dược phẩm, y đặc biệt,

(trong rừng) có nguy hiểm,

hai điều vị ra đi,[25]

(giáo giới) ở ni viện,

(vật thực) được thỉnh sau,

không phải vật thực thừa,

được thỉnh mời (bữa ăn),

chú nguyện để dùng chung,

(hậu cung) của đức vua,

(vào làng) lúc sái thời,

hướng dẫn sự phục vụ,

(thọ lãnh) ở trong rừng,

tranh chấp,[26] và tích trữ,

trước, sau, lúc sái thời,

năm ngày, y căn bản,

hai điều (không nguyện xả)

y nội trợ, chỗ ngụ,

(nặn mụt) phần dưới thân,

và ngồi (trước tỳ khưu).

Hai mươi chín điều này

tất cả từ hai nguồn:

thân và khẩu, không ý,

(hoặc) sanh từ ba cửa,

giống điều Kahina.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Kahina

[832] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Lông Cừu

Việc (mang vác) lông cừu,

hai điều về nằm chung,

chân giường tháo rời được,

bữa ăn ở phước xá,

(vật thực) dâng chung nhóm,

lúc sái thời, tích trữ,

nước và tăm xỉa răng,

các đạo sĩ lõa thể,

động binh, ngụ binh đội,

nơi tập trận, (uống) rượu,

chưa đủ (nửa tháng) tắm,

hoại sắc, hai Phát Lộ,

tỏi, đứng gần (phục vụ),

(xem) vũ, tắm (lõa thể),

nằm chung tấm trải, giường,

trong, và ngoài quốc độ,

(du hành) trong mùa mưa,

nhà triển lãm tranh vẽ,

ghế cao, xe chỉ sợi,

phục vụ (người tại gia),

tự tay (cho vật thực),

chỗ ngụ không tỳ khưu,

dù, xe, và (mặc) váy,

đồ trang sức, vật thơm,

tẩm hương, tỳ khưu ni,

cô ni tu tập sự,

và vị sa di ni,

nữ tại gia (xoa bóp),

tội không mặc áo lót.

Bốn mươi thêm bốn điều

tất cả từ hai nguồn:

do thân, không khẩu ý,

thân và ý, không khẩu,

giống như điều Lông Cừu.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Lông Cừu

[833] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pháp Theo Từng Câu

(Dạy đọc Pháp) từng câu,

ngoại trừ (có người nam),

(giáo giới) chưa chỉ định,

cũng thế khi trời lặn,

về kiến thức nhảm nhí

(học và dạy) hai điều,

và hỏi chưa thỉnh ý.

Bảy điều học tập này

tất cả từ hai nguồn:

do khẩu, không thân ý,

sanh lên bởi khẩu ý

nhưng không sanh do thân,

như Pháp Theo Từng Câu.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Pháp Theo Từng Câu

[834] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đường Xa

Đi đường xa, chung thuyền,

(vật thực) loại thượng hạng,

(đi chung) với người nữ,

cạo lông (ở chỗ kín),

lúa nguyên hạt, được thỉnh,

và tám ưng phát lộ.

Mười lăm điều học này

có bốn nguồn sanh tội:

do thân không khẩu ý,

sanh lên do thân khẩu

chúng không sanh do ý,

sanh lên do thân ý

chúng không sanh do khẩu,

do thân khẩu và ý,

trí đức Phật quy định,

như cách thức Đường Xa.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Đường Xa

[835] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đám Người Đạo Tặc

Đám đạo tặc, lắng nghe,

yêu cầu súp và cơm,

bóng đêm, chỗ che khuất,

khoảng trống, với giao lộ.

Tất cả bảy điều này

có hai nguồn sanh tội:

sanh lên do thân ý

chúng không sanh do khẩu,

sanh lên do ba cửa,

vị thân quyến mặt trời

đã giảng nguồn sanh tội

như điều Đám Đạo Tặc.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Đám Người Đạo Tặc

[836] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thuyết Giảng Pháp

Các đấng là Như Lai

không thuyết giảng Chánh Pháp

đến kẻ tay cầm dù,

cũng vậy tay cầm gậy,

tay cầm dao, vũ khí,

(mang) giày dép, trên xe,

nằm, và ngồi ôm gối,

đội khăn, và trùm đầu.

Mười một điều chẳng thiếu

tất cả từ một nguồn:

sanh lên do khẩu ý

chúng không sanh từ thân

như điều Thuyết Giảng Pháp.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Thuyết Giảng Pháp

[837] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thực Chứng

(Pháp thượng nhân) thực chứng

được sanh lên do thân

không do khẩu và ý,

và sanh lên do khẩu

không do thân và ý,

sanh lên do thân khẩu

không sanh lên do ý.

Tuyên bố sự Thực Chứng

sanh lên từ ba nguồn.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Thực Chứng

[838] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc

(Tiếp độ) nữ đạo tặc

do khẩu và do ý                         

và không sanh từ thân,

được sanh từ ba cửa.

Điều tiếp độ nữ tặc

bậc Pháp Vương xác định

hai nguồn không tạo tác.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc

[839] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Chưa Được Phép

Người chưa được cho phép[27]

có bốn cách không làm:

(được sanh lên) do khẩu

không do thân và ý,

sanh lên do thân khẩu

không sanh lên do ý,

sanh lên do khẩu ý

không sanh lên do thân,

sanh lên từ ba chỗ.

Hết Nguồn Sanh Tội của điều Chưa Được Phép

[840]

Tóm lược nguồn sanh tội

mười ba phần khéo giảng,

làm, xác định không lầm

phù hợp Pháp và Luật.

Bậc trí nhớ điều này

không lầm nguồn sanh tội.

Dứt phần tóm lược về Nguồn Sanh Tội.

[1] Do ba cửa thân khẩu ý có được sáu nguồn sanh tội. Các điều học có nguồn sanh tội giống nhau đã được phân loại thành 13 nhóm và được trình bày dưới đây. Chúng tôi đã thêm từ trong ngoặc đơn ở bài kệ để dễ nhận ra điều học có liên quan và chỉ chú thích những điều học nào xét thấy không được mô tả rõ ràng. Về việc này, ở bản chú giải ngài Buddhaghosa có giải thích rõ hơn về các điều học và ở bản dịch tiếng Anh cô I.B. Horner có ghi thêm tên điều học và số thứ tự .

[2] Pācittiya 30 của tỳ khưu về việc cùng với tỳ khưu ni một với một ngồi ở chỗ kín đáo.

[3] Pācittiya 44 và 45 của tỳ khưu về việc cùng với người nữ ngồi ở chỗ kín đáo được che khuất, hoặc một nam một nữ ngồi ở chỗ kín đáo.

[4] Pācittiya 52 của tỳ khưu về việc dùng ngón tay thọc lét.

[5] Pārājika 1 của tỳ khưu ni về việc xúc chạm với người nam.

[6] Saghādisesa 5 của tỳ khưu ni về việc tự tay thọ nhận vật thực từ tay người nam nhiễm dục vọng.

[7] Pācittiya 17 của tỳ khưu về việc lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá của hội chúng.

[8] Pācittiya 42 của tỳ khưu về việc rủ vị tỳ khưu khác đi vào làng khất thực rồi xua đuổi.

[9] Pācittiya 71 của tỳ khưu về việc vị tỳ khưu khi được các tỳ khưu nhắc nhở đúng theo Pháp vẫn không chịu nghe theo.

[10] Pācittiya 76 của tỳ khưu về việc bôi nhọ với tội saghādisesa không có nguyên cớ.

[11] Pācittiya 81 của tỳ khưu về việc vị tỳ khưu thỏa thuận với hội chúng cho y sau đó lại phê phán.

[12] Pācittiya 55 của tỳ khưu ni về việc bỏn xẻn gia đình.

[13] Pācittiya 64 của tỳ khưu ni về việc cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận.

[14] Nissaggiya Pācittiya 17 của tỳ khưu về việc bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt lông cừu khiến các vi ni xao lãng việc tu tập.

[15] Pācittiya 19 của tỳ khưu về việc lợp mái của trú xá hai ba lớp, v.v...

[16] Pācittiya 28 của tỳ khưu ni về việc cho y của sa-môn đến người nam tại gia, v.v...

[17] Pācittiya 64 của tỳ khưu về việc che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu khác.

[18] Pācittiya 80 của tỳ khưu về việc không trao ra sự tùy thuận rồi đứng dậy bỏ đi.

[19] Một số điều học thuộc các pháp sekhiya (ưng học pháp).

[20] Pārājika 4 của tỳ khưu ni về việc thực hiện đầy đủ tám sự việc.

[21] Saghādisesa 4 và 7 của tỳ khưu ni về việc phục hồi vị ni bị án treo không xin phép và không quan tâm đến ước muốn của nhóm; điều kia về việc vị tỳ khưu ni nổi giận, bất bình rồi nói lìa bỏ đức Phật, .v.v...

[22] Saghādisesa 8 của tỳ khưu ni về việc vị ni bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nói các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, vì ghét, v.v...

[23] Pācittiya 36 của tỳ khưu ni về việc sống thân cận với nam gia chủ hoặc với con trai gia chủ.

[24] Pācittiya 51 của tỳ khưu ni về việc chưa báo trước mà đi vào tu viện của tỳ khưu.

[25] Pācittiya 14 và 15 của tỳ khưu về việc ra đi chưa thu dọn lại giường ghế đã bày ra.

[26] Saghādisesa 1 của tỳ khưu ni về việc tranh chấp và thưa kiện.

[27] Pācittiya 80 của tỳ khưu ni về việc tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép.

Xem Chương 4 Quay về Mục Lục Tập Yếu


0 Comments