Tạng Luật - Tiểu Phẩm - 0107. Chương Hành Sự - Án Treo Trong Việc Không Từ Bỏ Tà Kiến Ác

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tiểu Phẩm (Cullavagga)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

MỤC LỤC

Tiểu Phẩm (Cullavagga)

Tập 1

01. Chương Hành Sự (Kammakkhandhaka)

7. Hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

(Pāpikāya diṭṭhiyā appainissagge ukkhepanīyakamma)


[276] Câu chuyện về tỳ khưu Ariṭṭha

[277] Giảng về sự tai hại của dục tình

[278] Thực thi hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác

[279] Hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác không đúng Pháp, không đúng Luật

[291] Hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác đúng Pháp, đúng Luật

[303] Thực thi hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác nếu muốn

[309] Mười tám phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác

[312] Hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi

[315] Hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi

[318] Thu hồi hành sự án treo trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác

[319] Bài kệ tóm lược

[276] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu tên Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.”

Nhiều vị tỳ khưu đã nghe rằng:

- Nghe nói tỳ khưu tên Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.”

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng, sau khi đến đã nói với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng điều này:

- Này đại đức Ariṭṭha, nghe nói đại đức đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Này các đại đức, đúng như vậy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này đại đức Ariṭṭha, chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này đại đức Ariṭṭha, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành. Đức Thế Tôn đã giảng giải rằng dục tình chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là miếng thịt ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là cây đuốc cỏ ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là hố than cháy rực ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là giấc mơ ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là vật vay mượn ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là trái trên cây ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là lò sát sanh ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là mũi lao nhọn ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn.

Khi được các vị tỳ khưu ấy nói như thế, tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng do có sự ngoan cố, chấp giữ, và bảo thủ tà kiến ác ấy nên vẫn phát biểu giống như thế:

- Này các đại đức, theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.

Bởi vì các vị tỳ khưu ấy không thể giúp cho tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng thoát khỏi tà kiến ác ấy, sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[277] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng rằng:

- Này Ariṭṭha, nghe nói tà kiến ác đã sanh khởi ở ngươi như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Bạch ngài, đúng như vậy. Theo như con hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại hiểu Pháp được ta thuyết giảng là như thế? Này kẻ rồ dại, không phải ta đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành hay sao? Dục tình đã được ta giảng giải là chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là miếng thịt ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là cây đuốc cỏ ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là hố than cháy rực ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là giấc mơ ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là vật vay mượn ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là trái trên cây ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là lò sát sanh ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là mũi lao nhọn ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Này kẻ rồ dại, hơn nữa ngươi không những vu khống ta do sự hiểu biết sai lạc của bản thân mà ngươi còn làm tổn hại chính bản thân và tích lũy vô số điều bất thiện nữa. Này kẻ rồ dại, chính điều ấy sẽ đem lại cho ngươi sự thất bại và khổ đau lâu dài. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ...(như trên)... ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như vậy thì hội chúng hãy thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng.

[278] Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, tỳ khưu Ariṭṭha cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Ariṭṭha này, trước đây là người huấn luyện chim ưng, đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ác ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Ariṭṭha này, trước đây là người huấn luyện chim ưng, đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ác ấy. Hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Ariṭṭha này trước đây là người huấn luyện chim ưng đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn đề cập không có khả năng đem lại sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ác ấy. Hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Và này các tỳ khưu, hãy thông báo cho tất cả các trú xứ rằng:

“Tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng đã được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng.”

[279] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi với sự không thừa nhận. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.

[280] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi với tội đã được sám hối. ...(như trên)...

[281] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi khi chưa xác định tội. ...(như trên)...

[282] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[283] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[284] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự không thừa nhận, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[285] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[286] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. ...(như trên)...

[287] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội đã được sám hối, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[288] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[289] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[290] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa xác định tội, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.

Dứt mười hai trường hợp về hành sự không đúng Pháp thuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

[291] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi do sự thừa nhận. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.

[292] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi với tội chưa được sám hối. ...(như trên)...

[293] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi sau khi đã xác định tội. ...(như trên)...

[294] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[295] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[296] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi do sự thừa nhận, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[297] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[298] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. ...(như trên)...

[299] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội chưa được sám hối, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. ...(như trên)...

[300] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[301] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...

[302] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã xác định tội, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.

Dứt mười hai trường hợp về hành sự đúng Pháp thuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

 

[303] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: Vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.

[304] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, vị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, vị bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.

[305] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị chê bai đức Phật, vị chê bai đức Pháp, vị chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.

[306] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu: Hạng thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; hạng ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); hạng năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu này.

[307] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, hạng bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, hạng bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu này.

[308] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng chê bai đức Phật, hạng chê bai đức Pháp, hạng chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với ba hạng tỳ khưu này.

Dứt sáu trường hợp nếu muốn thuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

[309] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên làm phận sự một cách nghiêm chỉnh. Trong trường hợp này, các phận sự nghiêm chỉnh ấy là: Không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên bảo sa di phục vụ, không nên chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không nên giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định, không nên tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, không nên chỉ trích hành sự, không nên chỉ trích các vị thực thi hành sự, đối với vị tỳ khưu trong sạch không nên đình chỉ lễ Uposatha, không nên đình chỉ lễ Pavāraā, không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên thỉnh ý (để buộc tội), không nên quở trách, không nên nhắc nhở, (và) không nên cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu.

Dứt mười tám phận sự thuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

[310] Sau đó, hội chúng đã thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Khi được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, vị ấy đã hoàn tục.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng khi được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác lại hoàn tục?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[311] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng khi được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác lại hoàn tục, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao kẻ rồ dại ấy khi được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác lại hoàn tục? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như vậy thì hội chúng hãy thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác.

[312] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị ban phép tu lên bậc trên, ban cho phép nương nhờ, bảo sa di phục vụ, chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, giảng dạy tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[313] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực thi hành sự. Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[314] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị đình chỉ lễ Uposatha, đình chỉ lễ Pavāraā của vị tỳ khưu trong sạch, vị sai bảo, cáo tội, thỉnh ý (để buộc tội), quở trách, nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.

Dứt mười tám trường hợp không nên thu hồi thuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

[315] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị không ban phép tu lên bậc trên, không ban cho phép nương nhờ, không bảo sa di phục vụ, không chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[316] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị không tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị không chỉ trích hành sự, không chỉ trích các vị thực thi hành sự, Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[317] Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị không đình chỉ lễ Uposatha, không đình chỉ lễ Pavāraā của vị tỳ khưu trong sạch, không sai bảo, không cáo tội, không thỉnh ý (để buộc tội), không quở trách, không nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị không cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.

Dứt mười tám trường hợp nên thu hồithuộc hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác

[318] Và này các tỳ khưu, nên thu hồi như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu đã được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

“Bạch các ngài, được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi; giờ tôi thỉnh cầu sự thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác.”

Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, vị tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác. Hội chúng thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác, tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác. Hội chúng thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng thu hồi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Dứt hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác là phần thứ bảy

Dứt Chương Hành Sự là chương thứ nhất

Trong chương này có bảy sự kiện

Tóm lược chương này:

[319]

Các tỳ khưu thuộc nhóm

tên là Paṇḍuka

và Lohitaka,

bản thân tạo xung đột,

lại đi đến các vị

có sở hành như thế,

và gây ra xung đột

chưa sanh, họ tạo nên,

đã sanh, làm lớn chuyện.

Thiện tỳ khưu, thiểu dục,

phàn nàn bậc Pháp Chủ,

vị duy trì Chánh Pháp,

đức Phật bậc tự tại,

bậc Tối Thượng cho phép

làm hành sự khiển trách

ngài là bậc Chiến Thắng

ở thành Sāvatthi.

Việc ấy được thực thi

thiếu đi sự hiện diện,

khi chưa được tra hỏi,

với sự không thừa nhận.

Việc ấy được thực thi

khi không có phạm tội,

tội không sám hối được,

tội đã được sám hối.

Việc ấy được thực thi

khi chưa được quở trách,

khi chưa được nhắc nhở,

khi chưa xác định tội.

Việc ấy được thực thi

thiếu đi sự hiện diện,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Việc ấy được thực thi

khi chưa được tra hỏi,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Việc ấy được thực thi

với sự không thừa nhận,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Việc ấy được thực thi

khi không có phạm tội,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Việc ấy được thực thi

tội không sám hối được,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Và cũng như thế ấy

với tội đã sám hối,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Và cũng như thế ấy

khi chưa được quở trách,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Và cũng như thế ấy

khi chưa được nhắc nhở,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Và cũng như thế ấy

khi chưa xác định tội,

không theo đúng phương thức,

và chính bởi phe nhóm.

Với trường hợp không đúng,

đúng cách được nghiệm ra.

Khi hội chúng thích hợp

nên thực thi hành sự

khiển trách đến vị ấy,

vị thường gây xung đột,

ngu si, sống chung đụng.

Hội chúng nên thực thi

về hành sự khiển trách

vị thiếu tăng thượng giới,

vị thiếu tăng thượng hạnh,

và kiến thức sái quấy.

Hội chúng nên thực thi

về hành sự khiển trách

tỳ khưu chê bai Phật,

đức Pháp, và đức Tăng.

Hội chúng nên thực thi

về hành sự khiển trách

hạng thường gây xung đột,

ngu si, sống chung đụng.

Cũng y như thế ấy

hạng thiếu tăng thượng giới,

vị thiếu tăng thượng hạnh,

và kiến thức sái quấy,

hạng chê bai đức Phật,

đức Pháp, và đức Tăng.

Bị hành sự khiển trách,

các phận sự đúng đắn

phải làm là như vầy:

Vị thực thi hành sự

không cho tu bậc trên,

không ban phép nương nhờ,

không sa di phục vụ,

không giáo giới các ni

cho dù được chỉ định,

không phạm lại tội ấy,

tội tương tợ như vậy,

hoặc nghiêm trọng hơn thế,

không chỉ trích hành sự,

và các vị kết tội,

không được phép đình chỉ

lễ Uposatha,

lễ Pavāraā

của tỳ khưu trong sạch,

sai bảo, việc cáo tội,

việc thỉnh ý, quở trách,

nhắc nhở, tạo bè phái,

các việc như thế ấy

là không được thực hành.

Không thu hồi hành sự

với năm điều kiện này:

Vị cho tu bậc trên,

ban cho phép nương nhờ,

để sa di phục vụ,

giáo giới tỳ khưu ni

cho dù được chỉ định,

vị phạm lại tội ấy,

tội tương tợ như vậy,

hoặc nghiêm trọng hơn thế,

vị chỉ trích hành sự,

luôn các vị thực thi

không nên được thu hồi.

Lễ Uposatha,

lễ Pavāraā,

sai bảo, việc cáo tội,

việc thỉnh ý, quở trách,

nhắc nhở, tạo bè phái,

vị phạm tám điều này,

không nên thu hồi lại

hành sự khiển trách được.

Với trường hợp không đúng,

đúng cách được nghiệm ra.

Seyyasa ngu si,

là vị phạm nhiều tội,

lại còn sống chung đụng,

vị Chánh Đẳng Chánh Giác

là bậc đại hiền triết

đã cho phép thực thi

về hành sự chỉ dạy.

Các tỳ khưu thuộc nhóm

hai vị Assaji

Punabbasukā

ở Kiāgiri

không thu thúc, còn làm

việc sai trái các loại.

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác,

ban hành sự xua đuổi,

ngài là đấng Chiến Thắng

ở thành Sāvatthi.

Vị Sudhamma ở

Macchikāsaṇḍa

thường trú của Citta.

Sudhamma mắng nhiếc

đến gia chủ Citta.

Vì câu chuyện sanh ra,

đấng Thiện Thệ cho phép

làm hành sự hòa giải.

Bậc Chiến Thắng tối thượng

đã cho phép án treo

trong việc không thấy tội

với tỳ khưu Channa

ở thành Kosambī

do không nhìn nhận tội.

Channa không sửa đổi

với chính tội lỗi ấy,

vị lãnh đạo cho phép

về hành sự án treo

trong việc không sửa chữa.

Ariṭṭha đã khởi

tà kiến ác, thiếu trí,

bậc Chiến Thắng cho phép

về hành sự án treo

do không bỏ ác kiến.

Giống hành sự chỉ dạy,

xua đuổi, và hòa giải,

không nhìn nhận, sửa chữa,

không từ bỏ tà kiến.

Việc đùa giỡn sai trái,

sở hành làm tổn hại,

và nuôi mạng sái quấy,

các điều phụ trội này

thuộc hành sự xua đuổi.

Mất lợi lộc, chê bai

tức là hai nhóm năm,

có tên “hai nhóm năm,”

các điều phụ trội này

thuộc hành sự hòa giải.

Việc khiển trách, nương nhờ,

thuộc hai hành sự ấy

được qui định tương tợ.

Trong xua đuổi, hòa giải,

là có điều phụ trội.

Ba hành sự án treo,

được phân tích tương tợ.

Theo đúng ở phương thức

của hành sự khiển trách,

các hành sự còn lại

như vậy được nghiệm ra. 

Hết Chương Hành Sự - Xem tiếp Chương 2

Quay về Mục Lục Tiểu Phẩm

Quay về Mục Lục Tạng Luật



0 Comments