Tạng Luật - Tập Yếu - Chương 8. Sưu Tập Các Bài Kệ (1)

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tập Yếu (Parivāra)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Chương 8. Sưu Tập Các Bài Kệ (1)

Mục Lục

[1016] Các điều học đã được quy định ở tám địa điểm

[1018] Các điều học được quy định ở mỗi địa điểm

[1019] Giải thích về tội nặng và tội nhẹ, Bốn sự hư hỏng...

[1024] Các điều học của tỳ khưu và tỳ khưu ni

[1027] Các điều học được quy định chung và quy định riêng

[1031] Tổng kết và giải thích về các loại tội

[1045] Bài kệ tóm lược

Nội Dung

[1016]

Sao ngươi đến nơi đây

y đắp một bên vai,

tay chắp lại đưa lên,

tỏ vẻ đang mong mỏi?

Các điều đã quy định

ở trong hai bộ Luật

được đưa ra đọc tụng

trong các lễ Bố Tát,

bao nhiêu điều học ấy

đã được quy định ra?

ở bao nhiêu thành phố?

– Ngươi có câu hỏi hay,

ngươi đã hỏi chí lý,

quả vậy, ta sẽ giảng

cho ngươi được tận tường.

Các điều đã quy định

ở trong hai bộ Luật

được đưa ra đọc tụng

trong các lễ Bố Tát,

chúng đã được quy định

ba trăm năm mươi điều

ở trong bảy thành phố.

[1017]

Các điều đã quy định

ở bảy thành phố nào?

Xin Ngài hãy nói ra

cho con biết việc ấy.

Sau khi đã lắng nghe

lời Ngài sẽ trình bày,

chúng con sẽ thực hành

vì lợi ích chúng con.

- Các điều đã quy định

ở thành Vesālī,

thành Rājagaha,

rồi thành Sāvatthi,

và thành Āavī,

ở thành Kosambī,

trong xứ sở Sakka,

và ở Bhagga nữa.

[1018]

Bao nhiêu điều quy định

ở thành Vesālī?

Bao nhiêu đã thực hiện

ở Rājagaha?

Sāvatthi bao nhiêu?

Bao nhiêu đã thực hiện

ở thành Āavī?

Bao nhiêu điều quy định

ở thành Kosambī?

Bao nhiêu được đề cập

ở trong xứ Sakka?

Bao nhiêu điều quy định

ở trong xứ Bhagga?

Điều đã được con hỏi,

xin Ngài nói điều ấy.

- Mười điều đã quy định

ở thành Vesālī.

Hai mươi mốt đã làm

ở Rājagaha.

Hai trăm chín mươi bốn

tất cả được thực hiện

ở thành Sāvatthi.

Sáu điều được quy định

ở thành Āavī.

Tám điều đã quy định

ở thành Kosambī.

Tám điều được đề cập

ở trong xứ Sakka.

Ba điều được quy định

ở trong xứ Bhagga.

Các điều được quy định

ở thành Vesālī,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Chuyện đôi lứa, mạng người,

pháp thượng nhân, phụ trội,

và màu đen, thực chứng,

bữa ăn được thỉnh sau,

tăm xỉa răng và nước,

đạo sĩ phái lõa thể,

nguyền rủa giữa các ni,

mười điều ấy đã làm

ở thành Vesālī.

Các điều được quy định

ở Rājagaha,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Ở Rājagaha,

lấy vật không được cho,

và hai chuyện bôi nhọ,

cả hai việc chia rẽ,

y nội, và vàng bạc,

chỉ sợi, vị phàn nàn,

đồ khất thực môi giới,

vật thực dâng chung nhóm,

sái giờ, đi thăm viếng,

việc tắm, thiếu hai mươi,

sau khi đã cho y,

hướng dẫn sự phục vụ,

các điều ấy đã làm

ở Rājagaha.

Cũng chính ở nơi ấy,

trên đỉnh núi, du hành,

với sự ban thỏa thuận,

(tất cả) hai mươi mốt.

Các điều được quy định

ở thành Sāvatthi,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bốn pārājika,

tăng tàng là mười sáu,

điều bất định có hai,

hai mươi bốn ưng xả,

một trăm năm mươi sáu

điều nhỏ nhặt được nói,

mười tội đáng chê trách,

bảy mươi hai học pháp,

tất cả đã thực hiện

ở thành Sāvatthi

là hai trăm chín bốn. [1]

Các điều được quy định

ở thành Āavī,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Cốc liêu, sợi tơ tằm,

chỗ nằm, trong việc đào,

“Thiên nhân, hãy đi đi,”

tưới nước có sinh vật,

sáu điều ấy đã làm

ở thành Āavī.

Các điều được quy định

ở thành Kosambī,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Trú xá lớn, khó dạy,

(tránh né bằng) điều khác,

cánh cửa lớn, men say,

không tôn trọng, theo Pháp,

uống sữa là thứ tám.

Các điều được quy định

ở trong xứ Sakka,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Lông cừu, và bình bát,

giáo giới, và dược phẩm,

kim, và ở trong rừng,

sáu điều ấy ở thành

Kapilavatthu.

Nước để làm sạch sẽ,

giáo giới được nói lên

ở các tỳ khưu ni.

Các điều được quy định

ở trong xứ Bhagga,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Đã đốt lửa sưởi ấm,

dính thức ăn, cơm cặn.

Bốn pārājika,

tăng tàng là có bảy,

tám nissaggiya,

và các điều nhỏ nhặt

(gồm có) ba mươi hai,

hai điều đáng chê trách,

ba điều ưng học pháp,

như vậy năm mươi sáu

được quy định bởi Phật

là thân quyến mặt trời

ở trong sáu thành phố.

Hai trăm chín mươi bốn

tất cả được thực hiện

ở thành Sāvatthi

bởi Cồ Đàm danh tiếng.

[1019]

Điều gì chúng tôi hỏi

ngài đều đã trả lời

điều ấy được rõ ràng

không có chút sai khác.

Con hỏi đến điều khác,

vậy xin ngài hãy nói:

Tội nặng và tội nhẹ,

dư sót, không dư sót,

xấu xa, không xấu xa,

và đến lần thứ ba,

quy định chung và riêng,

và các sự hư hỏng

được làm cho lắng dịu

với những dàn xếp nào?

Xin Ngài hãy nói rõ

tất cả các điều này

chúng con đang lắng nghe

lời dạy của Ngài đây.

- Những điều nào là nặng

gồm có ba mươi mốt,

ở đây có tám điều

là không còn dư sót,

những tội nào là nặng

những tội ấy xấu xa,

những tội nào xấu xa

là hư hỏng về giới.

Tội pārājika,

saghādisesa

được đề cập đến là:

“Sự hư hỏng về giới.”

Tội thullaccaya,

và pācittiya,

tội về ưng phát lộ,

tác ác, và ác khẩu,

và tội vị nguyền rủa,

có ý định đùa giỡn,

điều ấy được xác định:

“Hư hỏng về hạnh kiểm.”

[1020]

Tuệ kém, si che phủ,

chúng theo tri kiến nghịch

tôn vinh phi chánh Pháp

chê bai bậc Toàn Giác,

điều ấy được xác định:

“Hư hỏng về tri kiến.”

[1021] Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào sống trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán.” Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu vật thực thượng hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu vật thực thượng hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị không bị bệnh yêu cầu xúp hoặc cơm vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực.

Điều ấy được xác định:

“Hư hỏng về nuôi mạng.”

[1022]

Mười một điều (nhắc nhở)

cho đến lần thứ ba,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Xu hướng kẻ án treo,

tám điều đến lần ba,

(tỳ khưu) Ariṭṭha,

ni Caṇḍakālī;

đây là những điều ấy

cho đến lần thứ ba.

[1023] Bao nhiêu điều nên được cắt bớt? Bao nhiêu điều nên được đập vỡ? Bao nhiêu điều nên được móc ra? Bao nhiêu điều pācittiya “(chỉ nguyên nhân ấy) không điều nào khác”? Bao nhiêu sự đồng ý của các tỳ khưu? Bao nhiêu “sự đúng đắn (trong trường hợp ấy)”? Bao nhiêu điều “tối đa”?

Bao nhiêu điều “dầu biết”

được quy định bởi Phật

là thân quyến mặt trời?

Sáu điều nên được cắt bớt. Một điều nên được đập vỡ. Một điều nên được móc ra. Bốn điều pācittiya “(chỉ nguyên nhân ấy) không điều nào khác.” Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu. Bảy “sự đúng đắn (trong trường hợp ấy).” Mười bốn điều “tối đa.”

Mười sáu điều “dầu biết”

được quy định bởi Phật

là thân quyến mặt trời.

[1024] Hai trăm hai mươi điều học của các tỳ khưu được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha, ba trăm lẻ bốn điều học của các tỳ khưu ni được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

Của các vị tỳ khưu

bốn mươi sáu điều học

không được quy định chung

với các tỳ khưu ni.

Của các tỳ khưu ni

một trăm ba mươi điều

không được quy định chung

với các vị tỳ khưu.

Một trăm bảy mươi sáu

không chung cho cả hai,

một trăm bảy mươi bốn

cả hai đều thực hành.

[1025]

Hai trăm hai mươi điều

của các vị tỳ khưu

được đưa ra đọc tụng

trong các lễ Bố Tát,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bốn pārājika,

tăng tàng là mười ba,

điều bất định có hai,

đúng ba mươi ưng xả,

chín hai điều nhỏ nhặt

bốn điều ưng phát lộ,

bảy mươi hai ưng học.

Hai trăm hai mươi điều học này của các tỳ khưu được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

[1026]

Ba trăm lẻ bốn điều

của các tỳ khưu ni

được đưa ra đọc tụng

trong các lễ Bố Tát

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Tám pārājika,

tăng tàng là mười bảy,

đúng ba mươi ưng xả,

một trăm sáu mươi sáu

gọi là điều nhỏ nhặt

tám điều ưng phát lộ,

bảy mươi hai ưng học.

Ba trăm lẻ bốn điều học này của các tỳ khưu ni được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

[1027]

Của các vị tỳ khưu

bốn mươi sáu điều học

không được quy định chung

với các tỳ khưu ni,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Sáu điều tội tăng tàng,

hai bất định là tám,

thêm mười hai ưng xả

chúng thành hai mươi điều.

Hai mươi hai điều nhỏ

và bốn ưng phát lộ

chúng thành bốn mươi sáu

của các vị tỳ khưu

không được quy định chung

với các tỳ khưu ni.

[1028]

Của các tỳ khưu ni

một trăm ba mươi điều

không được quy định chung

với các vị tỳ khưu,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bốn pārājika,

mười điều lìa hội chúng,

mười hai điều ưng xả

chín mươi sáu điều nhỏ

và tám ưng phát lộ

chúng thành trăm ba mươi

của các tỳ khưu ni

không được quy định chung

với các vị tỳ khưu.

[1029]

Một trăm bảy mươi sáu

không chung cho cả hai,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bốn pārājika,

tăng tàng là mười sáu,

bất định là hai điều,

ưng xả hai mươi bốn,

đúng một trăm mười tám

gọi là điều nhỏ nhặt,

mười hai ưng phát lộ,

các điều này chính là

một trăm bảy mươi sáu

không chung cho cả hai.

[1030]

Một trăm bảy mươi bốn

cả hai đều thực hành,

lắng nghe các điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bốn pārājika,

tăng tàng là bảy điều,

điều ưng xả mười tám,

bảy mươi giống như nhau

gọi là điều nhỏ nhặt,

bảy mươi lăm ưng học,

các điều này chính là

một trăm bảy mươi bốn

cả hai đều thực hành.

[1031]

Tội pārājika

đúng tám (điều học) ấy

điều vi phạm xấu xa

như gốc cây thốt nốt,

như chiếc lá úa vàng,

như tảng đá bằng phẳng,

như người đàn ông ấy

đầu đã bị chặt lìa

như thốt nốt cụt ngọn

chúng không còn phát triển.

[1032]

Hai mươi ba tăng tàng,

hai aniyata,

bốn mươi hai ưng xả,

một trăm tám mươi tám

điều pācittiya,

mười hai ưng phát lộ,

bảy mươi lăm học pháp,

chúng được làm lắng dịu

bởi ba cách dàn xếp:

do chính sự hiện diện,

theo như đã thừa nhận,

và dùng cỏ che lấp.

[1033]

Bậc Chiến Thắng đã giảng:

hai Uposatha,

hai Pavāraā,

về bốn sự tranh tụng,

đúng năm cách tụng đọc,

bốn cách cũng không khác,

và nhóm tội là bảy.

[1034]

Có bốn sự tranh tụng

chúng được làm lắng dịu

bởi bảy cách dàn xếp:

bởi hai, bốn, và ba,

phận sự yên do một.

[1035]

Điều đã được gọi là

“tội pārājika,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Đã chết, bị thua trận,

đã té, bị khước từ

bởi các việc Chánh Pháp,

ngay cả đồng cộng trú

vị ấy cũng không còn,

vì thế, được nói vậy.

[1036]

Điều đã được gọi là

“saghādisesa,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Chính hội chúng ban cho

việc parivāsa,

trở lại từ ban đầu,

ban cho mānatta,

và giải cho khỏi tội,

vì thế, được nói vậy.

[1037]

Điều đã được gọi là

“tội aniyata,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Bất định không chắc chắn,

điều học không quyết định,

vị trí một trong ba

nên gọi là “bất định.”

[1038]

Điều đã được gọi là

“tội thullaccaya,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Vị nào khai trình tội

ở chân của vị khác,

và vị ghi nhận tội

sự vi phạm không còn

gây hại cho vị ấy,

vì thế, được nói vậy.

[1039]

Điều đã được gọi là

“tội nissaggiya,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Ở nơi giữa hội chúng,

(hoặc là) ở giữa nhóm,

đến chỉ mỗi một vị,

sau khi đã xả bỏ,

rồi sám hối tội ấy,

vì thế, được nói vậy.

[1040]

Điều đã được gọi là

“tội pācittiya,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Vị đánh rơi thiện pháp

đối nghịch lại Thánh đạo,

do tâm bị mê mờ,

vì thế, được nói vậy.

[1041]

Điều đã được gọi là

“tội tên ưng phát lộ,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Vị tỳ khưu hiện diện

không phải là thân quyến,

sau khi đã tự mình

nhận lãnh rồi thọ thực

vật thực của vị ni

khó nhọc mới thành đạt,

được gọi “đáng chê trách.”

Giữa những vị được mời,

trong lúc đang thọ thực,

nơi ấy tỳ khưu ni

hướng dẫn theo ý thích,

sau khi chẳng đuổi đi

vị thọ thực nơi ấy

được gọi “đáng chê trách.”

Vị đi đến gia đình

có tâm được tín thành

nghèo nàn ít của cải,

không bệnh ăn nơi ấy

được gọi “đáng chê trách.”

Nếu sống ở trong rừng,

kinh hoàng có nguy hiểm

không báo, ăn nơi ấy

được gọi “đáng chê trách.”

Tỳ khưu ni hiện diện

không phải là thân quyến,

vật được người khác thích:

là bơ lỏng, dầu ăn,

mật ong, đường mía, cá

thịt, sữa tươi, sữa đông

yêu cầu cho bản thân,

vị tỳ khưu ni ấy

phạm tội đáng chê trách

trong giáo pháp Thiện Thệ.

[1042]

Điều đã được gọi là

“tội tên dukkaa,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Điều gọi là tác ác

là đã bị thua trận,

bị thất bại, té ngã;

người làm điều ác ấy

công khai hoặc kín đáo,

chúng gọi: “dukkaa,”

vì thế, được nói vậy.

[1043]

Điều đã được gọi là

“tội dubbhāsita,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Câu nói là ác khẩu

được nói lên sái quấy

hoàn toàn bị ô nhiễm,

và các bậc tri thức

chê trách về điều ấy

vì thế, được nói vậy.

[1044]

Điều đã được gọi là

“tội tên sekhiya,”

hãy lắng nghe điều ấy

theo như lời giảng giải:

Và sự thực hành này

là trước tiên, đứng đầu,

kiểm soát, và thu thúc

của các vị đang tiến

theo con đường thẳng tắp,

của vị đang học tập

là đang còn rèn luyện.

Không thể nào có được

sự học tập như vầy,

vì thế, được nói vậy.

Nước mưa bị văng lại

ở vật đã che đậy.

Nước mưa không văng lại

ở vật được mở ra.

Do đó, hãy mở ra

vật đã được che đậy,

như vậy, ở vật ấy

nước mưa không văng lại.

Núi rừng là chỗ nương

của các loài thú vật,

không gian là chỗ nương

của các loài có cánh,

biến hoại là chỗ nương

của các pháp (hữu vi),

Niết Bàn là chỗ nương

của bậc A-la-hán.

Hết Sưu Tập Các Bài Kệ (1)

Tóm lược chương này:

[1045]

Ở trong bảy thành phố,

các điều được quy định

và bốn sự hư hỏng,

quy định chung hoặc riêng

của các vị tỳ khưu

và các tỳ khưu ni

nhằm nâng đỡ giáo pháp,

chương này (có tên gọi)

Sưu Tập Các Bài Kệ.

Xem Chương 9 Quay về Mục Lục Tập Yếu


0 Comments