Tạng Luật - Tập Yếu - Chương 01. Phân Tích Giới Tì Khưu - 2. Nguyên Nhân [469-510]

Hành Trình Vô Ngã by Vô Ngã Vô Ưu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tập Yếu (Parivāra)

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Chương 1. Phân Tích Giới Tì Khưu (Mười Sáu Phần Chính)

1. Nguyên Nhân (Tám Phần)

Mục Lục

Phần 1. Quy Định Tại Đâu

[469] Hỏi và đáp về nơi quy định vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 2. Bao Nhiêu Tội

[487] Hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 3. Sự Hư Hỏng

[505] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 4. Sự Quy Tụ

[506] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 5. Nguồn Sanh Tội

[507] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 6. Sự Tranh Tụng

[508] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 7. Dàn Xếp

[509] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần 8. Tổng Hợp

[510] Tổng hợp bảy phần trên

Nội Dung

Phần 1. Quy Định Tại Đâu

[469] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại?

Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Sudinna Kalandaputta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Sudinna Kalandaputta đã thực hiện việc đôi lứa với người vợ cũ. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định chung. Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho cả hai. Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,

và ngài Dāsaka,

cũng vậy Soaka,

và ngài Siggava,

Moggallīputta,

là vị đứng thứ năm,

các vị ấy truyền lại

ở Jambu huy hoàng.

Từ đó, Mahinda,

và ngài Iṭṭiya,

trưởng lão Uttiya,

và ngài Sambala,

...(như trên)...

Những vị hàng đầu ấy

có được đại trí tuệ

là những vị thông Luật

rành rẽ về đường lối

đã phổ biến Tạng Luật

ở trên hòn đảo (này)

tên Tambapaṇṇi.

[470] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Dhaniya, con trai người thợ gốm. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Dhaniya con trai người thợ gốm đã lấy vật chưa được cho là các cây gỗ của đức vua. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[471] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[472] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi về pháp thượng nhân của vị này vị nọ trước các cư sĩ. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[473] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại?

Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Seyyasaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu). (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,

và ngài Dāsaka,

cũng vậy Soaka,

và ngài Siggava,

Moggallīputta,

là vị đứng thứ năm,

các vị ấy truyền lại

ở Jambu huy hoàng.

Từ đó, Mahinda,

và ngài Iṭṭiya,

trưởng lão Uttiya,

và ngài Sambala,

...(như trên)...

Những vị hàng đầu ấy

có được đại trí tuệ

là những vị thông Luật

rành rẽ về đường lối

đã phổ biến Tạng Luật

ở trên hòn đảo (này)

tên Tambapaṇṇi.

[474] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)...

[475] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc nói với người nữ bằng những lời dâm dật đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời dâm dật. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[476] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[477] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc tiến hành sự mai mối đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[478] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āavī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āavī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āavī đã bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[479] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng trú xá lớn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Kosambī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[480] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[481] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[482] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[483] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã là những kẻ tuyên bố ly khai, những kẻ xu hướng theo Devadatta là người đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[484] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu khó dạy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Kosambī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[485] Điều saghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi đã chê bai các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[486] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều dukkaa vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ vào trong nước. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)...

Hết Phần 1 Quy Định Tại Đâu

Phần 2. Bao Nhiêu Tội

[487] Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaa. Trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya.[2] Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.

[488] Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội: Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka phạm tội pārājika. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá hơn một māsaka hoặc kém năm māsaka phạm tội thullaccaya. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá một māsaka hoặc kém một māsaka phạm tội dukkaa. Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội này.

[489] Vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội: Vị đào hố để bẩy người (nghĩ rằng): “Người rơi xuống sẽ chết” phạm tội dukkaa. Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (ở nạn nhân) thì phạm tội thullaccaya. (Nạn nhân) chết đi thì phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân của sự đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội này.

[490] Vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaa. Vì nguyên nhân của sự khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội này.

[491] Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội: Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra phạm tội saghādisesa. Vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra phạm tội thullaccaya. Trong lúc tiến hành, phạm tội dukkaa. Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội này

 [492] Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saghādisesa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội thullaccaya. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng vật được gắn liền với thân (vị ấy) phạm tội dukkaa. Vị thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

[493] Vì nguyên nhân của việc nói với người nữ bằng những lời dâm dật vi phạm ba tội: Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến đường tiêu, đường tiểu phạm tội saghādisesa. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu phạm tội thullaccaya. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến vật gắn liền với thân phạm tội dukkaa.

[494] Vì nguyên nhân của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ vi phạm ba tội: Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ phạm tội saghādisesa. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người vô căn phạm tội thullaccaya. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của loài thú phạm tội dukkaa.

[495] Vì nguyên nhân của việc tiến hành sự mai mối vi phạm ba tội: Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) phạm tội saghādisesa. Vị nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội thullaccaya. Vị nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội dukkaa.

[496] Vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saghādisesa.

[497] Vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng trú xá lớn vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saghādisesa.

[498] Vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaa và tội saghādisesa. Vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[499] Vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaa và tội saghādisesa. Vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[500] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[501] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[502] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu khó dạy vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

[503] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saghādisesa.

...(như trên)...

[504] Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaa. Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Hết Phần 2 Bao Nhiêu Tội

Phần 3. Sự Hư Hỏng

[505] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Hết Phần 3 Sự Hư Hỏng

Phần 4. Sự Quy Tụ

[506] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaa.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaa.

Hết Phần 4 Sự Quy Tụ

Phần 5. Nguồn Sanh Tội

[507] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Hết Phần 5 Nguồn Sanh Tội

Phần 6. Sự Tranh Tụng

[508] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Hết Phần 6 Sự Tranh Tụng

Phần 7. Dàn Xếp

[509] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Hết Phần 7 Dàn Xếp

Phần 8. Tổng Hợp

[510] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaa. Trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaa. Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Hết Phần 8 Tổng Hợp

Hết Phần Nguyên Nhân (8 Phần)

Hết 16 Phần Chính thuộc Đại Phân Tích

[1] Tức là tội pācittiya (ưng đối trị) thứ 2.

[2] Không rõ vì sao điều học của tỳ khưu ni lại được xếp vào ở đây là phần thuộc về tỳ khưu?

0 Comments